4. QUAN ĐIỂM VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 Quan điểm phát triển nông thôn
4.2.1. Đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tê' nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông thôn là nhân tố quan trọng hàng đầu để tăng trưởng và phát triển nông thôn một cách bềnvững. Nó quyết định việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Nó quyết định chiều hướng và tốc độ phát triển nông thôn từ trạng thái tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. Nó góp phần tăng tích luỹ, tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn.
Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếở nông thôn là giảm dần tính chất thuần nông, giảm tỷ trọng nông nghiệp, nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm GDP từ nông thôn. Việc chuyển dịch cơ cấu này góp phần tạo nên sự phân công lao động mới trong nông thôn, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. Điều này có ý nghĩa quan trọng là khi lao động nông nghiệp được giải phóng dần dần chuyển sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, họ không phải rời nông thôn ra thành phố kiếm việc làm.
Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đó là mối quan hệ biện chứng. Nếu lấy việc phát triển nông thôn là mục tiêu thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là tiền đề và phương tiện quan trọng. Việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp lại là liền đề quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nếu cơ cấu nông nghiệp không có những chuyển dịch tích cực và hợp lý thì không thể có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Nếu không giải quyết tết vấn đề lương thực cần thiết cho nhân dân thì không thể giảm bớt được lao động sản xuất lương thực. Nếu không sản xuất đủ nguyên liệu nông sản cung cấp cho công nghiệp chế biến thì không thể phát triển công nghiệp chế biến ở nông thôn.