VẤN ĐỀ DÂN SỐ, VĂN HOÁ, GIÁO DỤC VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41)

4.1. Sự gia tăng dân số với phát triển và môi trường

Dân sốđóng vai trò quan trọng đối với phát triển. Tác động của dân số đối với mỗi vùng nông thôn có những đặc điểm sau:

Chúng ta đều biết rằng đặc điểm của vùng nông thôn là trình độ dân trí thấp, mức sống thấp, điều kiện để tiếp cận với nền văn minh xã hội cũng hạn chế, song tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm thường cao hơn nhiều so với thành thị.

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sựđói nghèo ở nông thôn là sự gia tăng dân số quá nhanh đã gây nên một số hậu quả sau: Dân số tăng làm tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nếu cách thức cung ứng không thay đổi thì những nguy hại về môi trường sẽ tăng lên.

Dân số tăng cũng làm tăng nhu cầu về việc làm và đời sống, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Những nhu cầu này đã gây thêm sức ép trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, đó là việc khai thác bừa bãi đất đai và phá huỷ môi trường.sống tự nhiên.

Dân sốđông cũng sản sinh ra nhiều chất thải đe doạ đến điều kiện sức khoẻ của con người và gây thêm căng thẳng cho sự đồng hoá của trái đất.

Việt Nam là nước đất chật người đông, tỷ lệ tăng dân số cao đã gây nên sức ép nhiều mặt về ruộng đất, nhà ở và việc làm.

-Dân số và số hộ tăng lên kéo theo nhu cầu về đất ở, làm cho đất khu dân cư ngày càng gia tăng và gây sức ép mạnh vào đất nông nghiệp. Trong những năm qua mặc dù Nhà nước đã có chính sách cụ thể và những điều luật chặt chẽ trong việc quy hoạch cấp đất ở, nhưng theo tính toán của Tổng cục địa chính thì hàng năm vẫn phải mất khoảng 6.000 ha cho việc cấp đất ở nông thôn, (rong đó tay vào đất nông nghiệp khoảng 70%.

-Về việc làm, nhìn chung trong các vùng nông thôn tuy không có người thất nghiệp hoàn toàn nhưng tình trảng thiếu việc làm trong lúc thời vụ nông nhàn lại diễn ra rất phổ biến. Khó khăn lớn nhất hiện nay là gần một nửa quỹ thời gian của người lao động nông thôn còn dư thừa (tương đương với 6-7 triệu người thất nghiệp, cần việc làm quanh năm).

-Dân số không đáp ứng được yêu cầu về giáo dục, y tế.

* Các giải pháp để giảm tỷ lệ tăng dân số. Muốn giảm tỷ lệ tăng dân số phải có những

tiến bộ vững chắc trên 4 mặt sau đây:

-Thu nhập của các hộ gia đình nghèo phải tăng lên. Tỷ lệ tử vong trẻ em phải giảm. Các cơ hội được giáo dục và có việc làm (nhất là đối với phụ nữ) phải nâng cao.

-Khả năng có được các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình phải gia tăng.

Điều đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cả trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục.

Đầu tư vào giáo dục (đặc biệt chú ý đến giới nữ) sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho phát triển và môi trường. Các cuộc điều tra thực tếđã cho thấy, ở những nơi mà hầu hết phụ nữ không được đi học cấp 2 thì ởđó mỗi phụ nữ trung bình có 7 con, còn ở những nơi có tỷ lệ 40% phụ nữ được học cấp 2 thì ởđó mỗi phụ nữ trung bình có 3 con, kể cả sau khi đã điều khiển những nhân tố về thu nhập.

Những người mẹ được giáo dục tốt hơn cũng làm tăng những gia đình lành mạnh hơn, có ít con hơn và con cái được đi học, hoặc giáo dục tốt hơn, sức sản xuất sẽ nhiều hơn cảở nhà cũng nhưở nơi làm việc. Do vậy việc đầu tư vào trường học, thày giáo và phương tiện vật chất cho học tập là việc làm cất yếu. Tuy nhiên các chính sách khuyến khích đi học như chế độ học bổng, cơ hội kiếm việc làm... cũng có tác dụng quan trọng để nâng cao trình độ giáo dục trong dân chúng.

4.2. Vấn đề văn hoá, giáo dục, y tế đối với phát triển nông thôn

Nói về sự phát triển không chỉ nói về mặt kinh tế mà còn phải đề cập đến văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng. Vì vậy việc phát triển toàn diện nông thôn là một đòi hỏi tất yếu khách quan để đáp ứng mọi hoạt động kinh tế - xã hội - môi trường và đời sống của cộng đồng nông thôn và chỉ có phát triển, toàn diện mới đảm bảo được đời sống văn hoá xã hội của người dân nông thôn. Nó làm cho dân trí phát triển, sức khoẻ cộng đồng được đảm bảo và công tác xã hội là một trong những vấn đề đểđảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Công tác giáo dục, y tếở nông thôn là một nội dung không 'thể thiếu được để nâng cao trình độ dần trí, sức khoẻ và trình độ văn minh của người dân nông thôn đồng thời còn làm tăng năng suất lao động xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế tết hơn.

Phương hướng giáo dục ở nông thôn trước hết là xoá nạn mù chữ, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa, vùng sâu. Giáo dục phải gắn liền với yêu cầu chiến lược kinh tế xã nội nông thôn và đặc điểm từng vùng, gắn giáo dục tại nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội, gắn việc dạy chữ với dạy nghề trong nông thôn.

Phương hướng phát triển y tế nông thôn: Điều quan trọng là chúng ta tuyên truyền giáo dục bảo vệ sức khoẻ sâu rộng và thường xuyên, đặc biệt ở các vùng núi cao. Tăng cường các trạm y tế xã, xây dựng các trung tâm y tế cho các cụm dân cư để mọi người dân được khám chữa bệnh thuận tiện. Giải quyết dứt điểm các dịch bệnh, xây dựng quỹ bảo hiểm sức khoẻ trong nhân dân nông thôn.

Tổ chức xây dựng và phát triển các công trình sinh hoạt hợp vệ sinh, cấp thoát nước, thực hiện kế hoạch hoá gia đình góp phần giảm tỷ lệ gia tăng dân sốở nông thôn.

Phương hướng phát triển văn hoá ở nông thôn: Nâng cao nhận thức về hiệu quả của công tác văn hoá, nó không tính được bằng tiền mà là kết quả tư tưởng, phẩm giá đạo đức, lối sống tốt đẹp và thị hiếu, thẩm mỹ lành mạnh trong nông thôn. Phải có đầu tư, có chính sách, chế độ cho hoạt động văn hoá đối với các vùng nông thôn. Phát triển các hình thức sinh hoạt văn hoá thích hợp với các vùng, các dân tộc như các hình thức phát thanh, truyền hình, báo chí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao mang bản sắc dân tộc. Tất nhiên phải có đầu tư thoảđáng và chính sách hợp lý. Sự phát triển của từng vùng cũng phải nằm trong sự phát triển chung của cả nước vì thế chúng ta phải có quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn chung, nó

sẽ làm cơ sở cho quy hoạch từng xã, từng địa phương.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)