4. QUAN ĐIỂM VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 Quan điểm phát triển nông thôn
1.1 Khái quát chung về quy hoạch
Chúng ta luôn suy nghĩ về sự phát triển và mong muốn đạt được mục tiêu phát triển, cụ thể là: Tăng trưởng không ngừng đời sống của con người cả về vật chất và tinh thần; Phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội nhằm củng cố và đam bảo sự phát triển bền vững về hệ thống giá trị của con người trong xã hội.
Muốn đạt được sự phát triển toàn diện thì trước hết phải có sự suy nghĩ nghiêm túc, có trình độ hiểu biết cao, có khả năng bao quát rộng để có thể chuyển những suy nghĩ, những ý tưởng về sự phát triển thành những hành động trong tương lai.
Sự suy nghĩ, những ý tưởng về sự phát triển phải mang tính hợp lý và tính hệ thống, đồng thời phải có khả năng hiện thực; biết suy nghĩ. cân nhắc xem khả năng nào là tốt nhất, hữu hiệu và bền vững nhất so với những khả năng khác. Nghĩa là sự phát triển đó phải đạt được cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, có tác dụng lâu dài, được nhiều người chấp nhận là không phá huỷ môi trường. Sự chuyển hoá những tư duy, ý tưởng hiện tại thành hành đ~g tương lai, những tính toán, cân nhắc ấy gọi là quy hoạch. Từ những quan điểm trên đây có thể đưa ra khái niệm về quy hoạch như sau:
"Quy hoạch là một quá trình lý thuyết về tư tưởng có quan hệ với từng sự vật, sự việc được hình thành và thể hiện qua một quá trình hành động thực tế. Quá trình này giúp nhà quy hoạch tính toán và đề xuất những hoạt động cụ thểđểđạt được mục tiêu".
Phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp và rộng lớn, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Mục đích của phát triển nông thôn là phát triển đời sống con người với đầy đủ các phạm trù của nó. Phát triển nông thôn toàn diện phải đề cập đến tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng... Sự phát triển của mỗi vùng, mỗi địa phương nằm trong tổng thể phát triển chung của các vùng và của cả nước. Vì vậy "Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các cộng đồng nông thôn theo các tiêu chẩn của phát triển bền vững".
Quy hoạch phát triển nông thôn được coi là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống của mọi sinh vật bao gồm loài người, động vật, thực vật. Mục tiêu của quy hoạch là đáp ứng sự tăng trưởng liên tục mức sống của con người và phát triển bền vững. Do đó đi đôi với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội là vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sựđa dạng sinh học, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo tài nguyên để phục vụ cho lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau.
Về khái niệm quy hoạch phát triển nông thôn có thể tiếp cận theo hai góc độ. Đứng trên góc độ phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phát triển nông thôn là sự phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý đểđạt hiệu quả cao.
Đứng trên góc độ kế hoạch hoá, quy hoạch phát triển nông thôn là một khâu trong quy trình kế hoạch hoá nông thôn. bắt đầu lừ chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đến quy hoạch phát triển nông thôn rồi cụ thể hoá bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên địa bàn nông thôn.
Đặc điểm của quy hoạch là quy hoạch thường mang tính định hướng về tương lai, vì vậy quy hoạch phải có mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu không thể hình thành do ý nghĩ chủ quan của một số người làm quy hoạch, cũng không thể hình thành chóng vánh trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một quá trình tìm tòi, cân nhắc lâu dài từ tổng quát đến chi tiết, từ cục bộ đến toàn diện. Mục tiêu phải có tính khả thi. Nếu quy hoạch không hướng về tương lai thì chỉ là một việc làm tốn kém, một bức tranh không có lợi ích.
Quy hoạch phát triển nhằm đạt được mục tiêu cải thiện đời sống cho phần lớn người dân nông thôn. Nó gây ít tổn thất hơn so với lợi ích mà nó đem lại.