Chuẩn bị bộ câu hỏi để phỏng vấn

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 95)

4. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4.3.3. Chuẩn bị bộ câu hỏi để phỏng vấn

Để tiến hành điều tra có kết quả chúng ta cần soạn thảo bộ câu hỏi phỏng vấn.

* Hướng dẫn cách soạn theo bộ câu hỏi : Nội dung của bộ câu hỏi cần tập trung vào những vấn

đề kinh tế, xã hội mà ta cần quan tâm, mong muốn thu được những thông tin cần thiết và bộ câu hỏi cần soạn thảo

theo chủ đề. Muốn soạn thảo bộ câu hỏi chúng ta phải tuân theo một số bước chung: Suy nghĩ loại thông tin cần thiết để sắp xếp các chủ đề theo một trật tự thích hợp.

Sau đó chúng ta hỏi như thế nào để được câu trả lời cần thiết nhất, liệt kê toàn bộ các câu hỏi. Khi đã có câu hỏi rồi chúng ta phải điều tra và đặt ra những câu hơi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.

Các câu hỏi nên phù hợp với những vấn đề địa phương mà ta đang quan tâm. Trong bộ câu' hỏi tránh làm cho người trả lời một cách miễn cưỡng, kiểm tra bộ câu hỏi trước khi phỏng vấn. Chúng ta nên thử một vài nơi để kiểm tra sơ bộ xem bộ câu hỏi của chúng ta có đầy đủ không hay thiếu sót và khó khăn có thể xảy ra để khi điều tra cần chỉnh lý bổ sung những điều cần thiết.

Ví dụ: Nếu chúng ta quan tâm đến lao động sản xuất của nông nghiệp thì cần phải hỏi các câu hỏi về hoạt động nông nghiệp như loại cây trồng vật nuôi, năng suất quỹ đất tình hình sử dụng ruộng đất và những vấn đề có liên quan đến sản xuất nông nghiệp như nước, phân, thị trường tiêu thụ, mức đầu tư, thu nhập, tình hình sản xuất của các ngành nghề khác (tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ).

Nếu chúng ta quan tâm đến công ăn việc làm thì cần tập trung hỏi các vấn đề như: dân số, giáo dục, hỏi về kinh nghiệm (năng khiếu của người dân), hỏi về các loại công việc họđang tìm kiếm và quan tâm, Nếu quan tâm đến đời sống của người dân thì câu hỏi phỏng vấn thường tập trung vào các vấn đề như thu nhập, nhà cửa, khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm, các đồ dùng trang bị trong nhà. Ngoài ra trước khi phỏng vấn phải nắm được tên chủ hộ, số thành viên trong gia đình và đất đai của họ.

* Soạn thảo phương án trả là :

Sau khi soạn thảo bộ câu hỏi, chúng ta phải soạn thảo phương án trả lời. Có 2 cách ghi câu trả lời của nông dân:

Ưu điểm: Để làm, tuy nhiên nó không mang tính hệ thống, gây khó cho việc xử lý và phân tích. ưu điểm thứ hai là đơn giản vì chỉ có ghi chép.

-Mã hoá câu trả lời của người được phỏng vấn trên cơ sở liệt kê tất cả các phương án mà người được phỏng vấn có thể trả lời.

* Sắp xếp bộ câu hỏi: Sau khi có đủ các câu trả lời, ta sắp xếp lại bộ câu hỏi. Tùy theo

tính chất của từng câu mà chúng ta sắp xếp chúng. Khi sắp xếp câu hỏi có 2 cách:

+ Sắp xếp những câu hỏi theo phương pháp hỏi và ghi lại tất cả các câu trả lời.

+ Sắp xếp câu trả lời theo quy định trước, khi sắp xếp câu hỏi các câu trả lời đã được tổng hợp lại và được đánh số cho thích hợp với nội dung cần hỏi.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)