Quy hoạch tổng thể trên quan điểm phát triển đa mục tiêu

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 77)

2. NGUYÊN LÝ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2.1. Quy hoạch tổng thể trên quan điểm phát triển đa mục tiêu

Mục đích của quy hoạch tổng thể phát triển vùng nông thôn, hay còn gọi là quy hoạch phát triển tổng hợp vùng nông thôn được thực hiện trên cơ sở của các nguyên tắc phối hợp đồng thời các hoạt động đa mục tiêu trong các lĩnh vực : phát triển con người, điều kiện sinh thái và các điều kiện kinh tế-xã hội khác trong vùng nghiên cứu. Nguyên lý này được thể hiện như sau:

Nội dung của quy hoạch được xác định cảở tầm vĩ mô trên cơ sở bảo đảm phát triển không ngừng cấu trúc vùng lãnh thổ từ cấp loàn quốc đến các cấp tỉnh, huyện, xã nhằm vào việc giải quyết những vấn đề chính trị.

Thiết lập những điều kiện sinh sống tốt cho con người và điều kiện lao bóng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.

Ngăn chặn sự phân cấp, phân tầng trong xã hội, giảm thiểu khoảng cách thành thị-nông thôn. Hỗ trợ vùng tụt hậu, vùng sâu, vùng xa về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần..., đặc biệt chú ý đến cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch các khu dân cư theo hướng đô thị hoá, cải thiện vùng dân cưđô thị (thị trấn, thị tứ) theo hướng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, đảm bảo giữ gìn và cải thiện môi trường sống.

Phát triển nhịp nhàng hệ thống dịch vụ xã hội (giao thông, cấp nước, điện, giáo dục, y tế sức khoẻ...).

Xác định mối quan hệ tổng hoà giữa hai lĩnh vực: một là, hoạt động kinh tế. và hoạt động xã hội; hai là, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Bảo tồn từ nguyên thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp một cách bền vững.

Bảo tồn và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu thương gắn bó với quê hương, đất nước.

+ Đáp ứng những yêu cầu về an ninh dân sự và quốc phòng. -Quy hoạch phân bố không

cho con người, bao gồm các vấn

+ Xây dựng các khu dân cư, khu lao động, nghỉ ngơi du lịch thích nghi với sự phát triển không

ngừng của cấu trúc vùng lãnh thổ.

+ Thiết lập kiến trúc và bảo dưỡng, chăm sóc cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn phù hợp

với đặc thù của từng vùng nhưng phải đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước.

+ Bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển đời sống xã hội như: hệ thống

đường giao thông; hệ thống cung cấp điện, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trong các khu dân cư; hệ thống các công trình công nghiệp và dịch vụ; hệ thống các công trình hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, khu văn hoá thể thao...

Về công tác tổ chức thực hiện:

+ Các nội dung quy hoạch cần được phối hợp đồng thời trong khi xây dựng phương án quy

hoạch nhưng để tổ chức thực hiện quy hoạch thì phải có các dự án cụ thể cho việc triển khai thực hiện.

+ Quá trình thực hiện quy hoạch phải tiến hành từng bước theo thứ tựưu tiên của các dự án. + Xây dựng các dự án đầu tư, lập khái toán về vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của từng loại dự

án, lập kế hoạch thực hiện.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)