Mục đích của quy hoạch

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 79)

2. NGUYÊN LÝ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.1. Mục đích của quy hoạch

Mục đích của quy hoạch phát triển nông thôn là xây dựng và phát triển nông thôn mới xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng chủ yếu sau:

Một nông thôn giàu mạnh có năng suất cây trồng, năng suất vật nuôi, năng suất đất đai, năng suất lao động ngày càng cao, có sản phẩm và sản phẩm hàng hoá xuất

khẩu ngày càng nhiều, tích luỹ lái sản xuất mở rộng không ngừng.

Một nông thôn mà mọi người lao động đều có việc làm, có thu nhập và đời sống ngày càng cao. Mọi người dân đều được ăn no mặc ấm tiến tới ăn ngon mặc đẹp, nhà cửa khang trang kiên cố, có đủ tiện nghi cần thiết, không có người đói, giảm được người nghèo.

Một nông thôn có văn hoá, không có ai bị mũ chữ, trình độ dân trí được nâng dân, phổ cập cấp li và tiến lên phổ cập cấp III, có các hoạt động văn thể thường xuyên lành mạnh, phát huy được truyền thống tốt đẹp, tình làng nghĩa xóm, lá lành đùm lá rách, tình gia đình và họ tộc được phát huy.

Một nông thôn mà mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật, có trật tự, kỷ cương, mọi người được sống an toàn, không có tệ nạn xã hội như trộm cắp nghiện hút, mại dâm . . . .

Một nông thôn được đô thị hoá không phải theo kiểu nhà nối nhà nhưở thành phố mà theo mô hình nhà vườn, có điện nước, có đường xá thuận tiện, có thông tin liên lạc đến tận thôn xóm và từng gia đình.

Một nông thôn sạch đẹp, trong đó mọi tài nguyên đất đai, nguồn nước, không khí không bị ô nhiễm, rừng và động thực vật được bảo vệ.

Quy hoạch phát triển nông thôn nhằm mục đích xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế, kỹ thuật nhằm huy động và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội đáp ứng được yêu cầu đời sống của mọi người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới. Cải thiện các địa kiện sống ở nông thôn nhằm: biến khu vực nông thôn thành nơi làm việc hấp dẫn để con người sinh sống và làm việc đáp ứng nhu cầu nông sản phẩm hàng hoá cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hay nói khác đó là phát triển nông thôn với mục đích giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo đến mức có thể

chấp nhận được ngăn ngừa dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị.

Quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn được đặt ra nhằm giải quyết các vấn đề: Tạo ra sự cân bằng trong các mối quan hệ thuộc đời sống con người trên 3 mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá; hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trên địa bàn sống.

-Điều phối các loại hình quy hoạch chuyên sâu, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong xã hội như sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong các hoạt động kinh tế, sự tranh chấp đất đai và các tài nguyên khác trong địa bàn. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Tạo ra những điều kiện thuận lợi và hiệu quả trong sự hợp tác giữa các vùng, các địa phương và trong quan hệ hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)