ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26)

CÚU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu phát triển nông thôn

-Xây dựng và phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp và rộng lớn. Nó liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Sự tuỳ tiện, chủ quan và chắp vá trong việc xây dựng và phát triển nông thôn sẽ gây nên những lãng phí lo lớn về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, sức lao động, làm ảnh hưởng đạt hiệu quả và tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung.

-Phát triển nông thôn được thể hiện trên nhiều mặt như: kinh tế nông thôn, xã hội nông thôn, địa lý tự nhiên và môi trường nông thôn. Việc nghiên cứu nông thôn có thểđi sâu vào các khía cạnh cụ thể hơn như: vấn đề hoạt động của nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn, vấn đề đô thị hoá nông thôn, dân số và lao động nông thôn, đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn...

-Khoa học phát triển nông thôn nghiên cứu các vấn đề chủ yếu về kinh tế xã hội nông thôn ở tầm vĩ mô như: toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, đảm bảo sự phát triển tổng hoà trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường, thể hiện mối quan hệ phát triển tương hỗ giữa các khu vực đô thị và nông thôn trong phạm vi vùng nghiên cứu. Mặt khác phát triển nông thôn cũng có thể nghiên cứu ở tầm vi mô về kinh tế xã hội nông thôn như: xã, bản, làng, thôn, xóm đến các hộ gia đình nông thôn.

Phát triển nông thôn không thể tách rời nông thôn với đô thị mà phải thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, cộng sinh giữa nông thôn và thành thị trong vùng nghiên cứu dựa theo các tiêu chí của phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

Phát triển nông thôn tổng hợp là một khái niệm tổng quát, đa dạng và rộng khắp về sự phát triển, một sự tiêu chuẩn hoá về cấu trúc và phương pháp luận cho sự phát triển. Nó thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa nông thôn với tất cả các bộ phận khác trong nước từ các thành phố lớn, đô thị vừa đến các thị trấn, thị tứ nông thôn trong mối quan hệ phát triển tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường.

Phát triển nông thôn cho ai ? Đó là điều rất quan trọng để xem xét đối với các nước đang phát triển về những chương trình hành động sẽ đạt được trong sự phát triển tổng hợp vùng nông thôn. Nó nhấn mạnh đặc biệt đến việc thanh toán nạn đói nghèo

trong dân thông qua việc tăng cường sức sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện bộ mặt nông thôn. Đồng thời khẳng định việc phân phối và tái phân phối công bằng mọi thành quả tăng trưởng trong xã hội.

-Phát triển nông thôn chỉ có thể đạt được kết quả tốt trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Yếu lố chính của sản xuất nhằm tăng trưởng kinh tế là sức lao động của con người. Vì vậy một trong những vấn đề quan trọng nhất của phát triển nông thôn là lạo đủ công ăn việc làm cho số lao động bán thất nghiệp (lao động nông nhàn) ở nông thôn. Đó là những vấn đề chúng ta cần nghiên cứu trong phát triển nông thôn.

4.2. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu quy hoạch phát triển nông thôn thôn

4.2.1. Nhiệm Vụ quy hoạch phát triển nông thôn

Quy hoạch phát triển nông thôn là một bộ môn khoa học tổng hợp liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhân văn. Đó là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống và sinh hoạt của mọi sinh vật gồm loài người, động vật thực vật. Mục tiêu của quy hoạch là đáp ứng sự phát triển liên Lạc và bền vững của con người trên các mặt kinh tế văn hoá, xã hội, môi trường và nâng cao giá trị cuộc sống. Để thực hiện được chức năng đó, nhiệm vụ của khoa học phát triển nông thôn là:

Nghiên cứu những phương hướng, giải pháp tăng trưởng và phát triển nhanh kinh tế nông thôn một cách bền vững.

Nghiên cứu xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý nghiên cứu các hình thái kinh tế thích hợp ở nông thôn, tăng cường kết cấu hạ tầng và các chính sách phát triển nông thôn.

Nghiên cứu những giải pháp phát triển xã hội nông thôn dựa trên các,chỉ số phát triển con người HDI (Hu man Development Indicators). Đó là nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao trình độ giáo dục đào tạo, tri thức, sức khoẻ, nâng cáo tuổi thọ bình quân...

Nghiên cứu các biện pháp khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các loại nguồn lực gắn với việc bảo tồn và tái tạo lài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

4.2.2. Nội dung nghiên cứu quy hoạch phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn để cập đến các lĩnh vực về tổ chức xã hội, chính trị, hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường... nhằm trả lời được những vấn đề trong thực tế cuộc sống của người dân nông thôn. Những nội dung cơ bản cần được đề cập trong phát triển nông thôn là:

Nghiên cứu các phạm trù của sự phát triển và vai trò của nông thôn trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Nghiên cứu những vấn đề vĩ mô trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng.

-Nghiên cứu nội dung và phương pháp làm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

xã hội trên các phạm vi lãnh thổ khác nhau trong đó có địa bàn nông thôn. Nội dung quy hoạch phát triển nông thôn bao gồm các vấn đề:

• Đánh giá tiềm năng các nguồn lực (lài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, cơ sở

vật chất kỹ thuật...) và khả năng khai thác một cách hữu hiệu các nguồn lực đó trong hiện lại và lương lai.

Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường trong vùng không gian sống, trên những giải pháp thích hợp cho sự phát triển bền vững.

Xây dựng phương án quy hoạch cho sự phát triển bền vững. Phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nông thôn phải thể hiện được chức năng là công cụđiều tiết mọi sự đầu tư vào từng ngành, từng cấp, từng địa

phương sao cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn chặn sự tự phát. Vì vậy quy hoạch phải được tiến hành trên cơ sở khoa học, tính toán cân đối và đánh giá hiệu quả.

4.2.3. Phương pháp nghiên cứu quy hoạch phát triển nông thôn

Quy hoạch phát triển nông thôn là khoa học mang nhiều đặc trưng của khoa học xã hội, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu trên các quan điểm duy vật biện chứng Mặc-xít Phương pháp t ấp cận theo quan điểm duy vật lịch sử cũng được coi trọng khi xem xét các vấn đề kinh tế xã hội, kỹ thuật trong các thời kỳ.

Quy hoạch thường mang tính định hướng về tương lai và phải có mục tiêu rõ rệt nên đòi hỏi môn học phải vận dụng phương pháp khoa học dự báo và phương pháp tiếp cận hệ thống để xem xét và lập phương án quy hoạch sát đúng. Ngoài ra cũng cần vận dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các vấn đề về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Chương 2

ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG NÔNG THÔN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÔN

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)