3. LẬP KẾHOẠCH PHÁT TRIỂN THỎN BẢN VÀ KẾHOẠCH PHÁT TRIỂN XÃ CÓ SỰTHAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
3.1.3. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch phát triển thôn bản
Kế hoạch phát triển thôn bản thường bao gồm kế hoạch phát triển các lĩnh vực như: phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục... Cần phải căn cứ vào mục tiêu phát triển để quyết định các nội dung cần lập kế hoạch. Ví dụ đối với dự án phát triển giáo dục y tế thì kế hoạch phát triển giáo dục và y tế phải được ưu tiên lựa chọn trước, còn đối với các chương trình phát triển cộng đồng nói chung thì kế hoạch phát triển thôn bản bao gồm tất cả các lĩnh vực. Các bước trong lập kế hoạch bao gồm:
-Xát định các vấn đề: Trên cơ sở kết quảđiều tra PRA, các vấn đề nổi cộm (những khó khăn nhất) cho từng lĩnh vực sẽ dược xác định. Ví dụ, trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề nổi cộm của thôn A bao gồm các vấn đề như thuỷ lợi, bảo vệ thực vật và giống. Phần này phải được thực hiện tại cuộc họp với cộng đồng. Người dân địa phương sẽ tham gia và là xác định các vấn đề của chính họ.
Xếp loại thứ tựưu tiên cho các vấn đề cần giải quyết: Có thế dùng phương pháp cặp đôi
hoặc lập bảng cho điểm xếp loại ưu liên (thường rất phổ biến trong PRA). Các tiêu chí để đánh giá xếp loại ưu tiên cho các vấn đề thường căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, tính khả thi, khả năng tài chính. sự tham gia của cộng đồng.
Phân tích các vấn đề: Mục đích của phân tích vấn đề là nhằm tìm hiểu sâu về nguyên nhân hậu quả của các vấn đề đó Trong quá trình phân tích thường sử dụng mô hình "cây vấn đề''. Trong đó mối quan hệ nhân quả được trình bày dưới hình thức: Gốc = nguyên nhân, thân
= vấn đề/khó khăn, ngọn : hậu quả/tác hại/ảnh hưởng của vấn đề với cá nhân cộng đồng (xem ví dụ về sơ đồ phân tích vấn đề ở trang sau).
-Xác định mục tiêu phát triển: Từ kết quả phân tích các cây vấn đề trong từng lĩnh vực, ta
xây dựng các mục tiêu cho các hoạt động dự án hay hoạt động phát triển cộng đồng trong tương lai. Mục tiêu phát triển tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phù hợp với chính sách phát triển của cộng đồng; các nhóm hưởng lợi được xác định rõ ràng; được thể hiện rõ như là kết quả mong muốn chứ không phải là phương tiện (hay một quá trình xử lý). Không quá tham vọng.
Để đánh giá việc xác định các mục tiêu phát triển được lựa chọn có phù hợp hay không (mục tiêu tết hay chưa tốt), có thể sử dụng chỉ số SMART để đánh giá, trong đó:
-S (Specific) : Cụ thể
-A (Availability) = Có thể đạt được (có tính khả thi) -R (Reality) = Thực tế
-T (Trường) = Trong khoảng thời gian xác định.
-Xác định các kế hoạch hành động và kế hoạch tài chính:
+ Kế hoạch hành động: Bao gồm các hoạt động, người thực hiện, địa điểm, thời gian, các
hỗ trợ cần thiết. Sơđồ phân tích cây vấn đề về năng suất lúa thấp tại xã Minh Lập huyên Đồng Hỷ (Đặng Văn Minh và Hoàng Văn Phụ, 2002) + Kế hoạch lài chính: Bao gồm các hoạt động, thời gian, tổng số kinh phí cần, nguồn kinh phí.
Dưới đây là ví dụ về mẫu biểu lập kế hoạch phát triển thôn bản có sự tham gia của người dân về lĩnh vực phát triển nông nghiệp tại dự án "Nâng cao năng lực xoá
đói giảm nghèo khu vực miền Trung" của Ngân hàng Châu á, năm 2003: