Tổ chức phân bố không gian kinh tế-xã hội theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 111)

6. NỘI DUNG XÂY DỤNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

6.4.2. Tổ chức phân bố không gian kinh tế-xã hội theo lãnh thổ

Định hình, định vị các khu hoạt động sản xuất và định cư của con người, hình thành các điểm dân cư (làng, xã), các khu trung tâm, các thị trấn, thị tứ. Xác định vị trí các công trình - kết cấu hạ tầng. Nội dung tổ chức phân bố không gian bao gồm:

Phân bố phát triển các tiểu vùng kinh tế.

Phân bố mạng lưới đô thị và mạng lưới khu dân cư nông thôn.

Phân bố các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Phân bố các trục, dải hành lang, các khu vực đặc biệt.

-Quy hoạch cảnh quan, tôn tạo các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, khu cu lịch...

6.4.3. Phân tích hiệu quả và lựa chọn phương các án quy hoạch

Để có một đề án quy hoạch đảm bảo chất lượng và có tính khá thi, trong quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch cần phải lập nhiều phương án. Người làm quy hoạch cần phải cân nhắc đến nhiều khía cạnh trong mối liên quan, tác động tương hô lẫn nhau, trên cơ sởđó so sánh đánh giá lựa chọn được phương án tốt nhất để thực thi.

a) Phân tích đặt tính kỹ thuật của phương án quy hoạch

Phân tích khía cạnh kỹ thuật của phương án quy hoạch là phân tích đầu vào và đầu ra về vật tư sản phẩm hàng hoá, về thị trường tiêu thụ.

Mỗi phương án quy hoạch trước hết phải đảm bảo nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật của các nội dung quy hoạch. Ví dụ tính kỹ thuật trong phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp cần xem xét những vấn đề sau:

-Loại đất, khả năng thích nghi của đất đối với các loại hình sử dụng đất được chọn. -Nguồn nước tưới, khả năng tươi, tiêu và các biện pháp công trình.

Loại hình sử dụng đất hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng trong tương lai. Loại vật nuôi thích hợp trong vùng nghiên cứu (cơ cấu cây trồng vật nuôi). - Hình thức cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm.

-Hệ thống dịch vụ hỗ trợ khác...

Việc phân tích tính kỹ thuật phải gắn liền với điều kiện thực tế, các giải pháp kỹ thuật đó phải phục vụ cho phương án quy hoạch đạt được mục tiêu của mình.

b) Phân tích hiệu quả của phương án quy hoạch

Phân tích lợi nhuận thu được của các dự án và sự phân phối những lợi nhuận đó đến người dân.

Hiệu quả của phương án quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn được đánh giá trên ba mặt? kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đảm bảo lính nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật. * Hiện quả kinh tế. Phân tích hiệu quả kinh tế dự kiến đạt được của phương án quy hoạch là

xem xét mức độ đóng góp của phương án cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sựđóng góp đó có đủ lớn để biện minh cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm. Việc phân tích kinh tế cũng phải đứng trên quan điểm xã hội nói chung.

các chỉ tiêu cần đánh giá là:

-Tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế so với hiện trạng và so với các phương án khác.

-Mức tăng trưởng Gdp/người.

-Tỷ lệđói nghèo, mức sống của các tầng lớp dân cư. -Mức thu ngân sách.

-Kim ngạch xuất khẩu.

* Hiệu quả xã hội: Mỗi đề án quy hoạch đều có đối tượng phục vụ, tức là những tầng lớp dân

cư được hưởng lợi ích từ phương án quy hoạch. Vì vậy cần phải xem xét sự chấp nhận và tham gia của họ trong đề án này như thế nào. Ngoài sự hấp dẫn về tính kỹ thuật, tính

kinh tế đề án cần phải được chấp nhận về mặt xã hội. Các vấn đề xã hội cần được xem xét là: Vấn đề việc làm và thất nghiệp được giải quyết như thế nào.

Vấn đề dân trí, học vấn.

Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao tuổi thọ người dân. Vấn đềổn định dân số, chỗở, ổn định xã hội.

Vấn đề cải thiện đời sống văn hoá. tinh thần, cải thiện bộ mặt nông thôn. Vấn đề nếp sống văn minh, công bằng xã hội.

* Hiệu quả về môi trường Những hậu quả về môi trường phải được xác định trước khi đi vào

khâu quy hoạch chi tiết. Các nhà quy hoạch phải đảm bảo rằng tất cả những hiểm họa vệ môi trường có thể dự kiến trước đều đã được tính toán kỹ trong các phương án quy hoạch. Ví dụ mô hình sử dụng đất nói chung phải đi đôi với nhu cầu bảo vệ đất của khu vực,

chống xói mòn, chống ô nhiễm... Những vấn đề về môi trường cần quan tâm là:

-Vấn đề khai thác và sử dụng hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên (đất nước, không khí, tài nguyên rừng, biển, tài nguyên khoáng sản...) đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Vấn đề cải thiện môi trường sống trong nông thôn (nước sạch nông thôn, vệ sinh, chống ô nhiễm...).

-Vấn đề trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo dựng cảnh quan, môi trường sinh thái, bảo vệđa dạng sinh học, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc...

Trong quá trình hoạt động sôi động của nền kinh tế thị trường, với sự phát triển cao của khoa học và công nghệ, sự an loàn cho môi trường trở thành vấn đề cấp bách. Phát triển bền vững trở thành một tiêu chuẩn cho sự phát triển. Nói bền vững không có

nghĩa là sựổn định tuyệt đối mà là khả năng sống còn, bảo vệ và phục hồi môi trường sinh thái, tạo khả năng thích nghi của hệ thống trước những lác động bất lợi.

Khi lập phương án quy hoạch phát triển, các công việc sau đây cần được tiến hành nghiêm ngặt:

-Xác định các điểm yếu, các mâu thuẫn (nghĩa là các mục tiêu cần chú ý bảo vệ, hoặc ngăn chặn khi xảy ra biến đổi).

-Dự báo xu hướng biến động, các ảnh hưởng tốt, xấu của phương án quy hoạch phát triển đến môi trường.

Có biện pháp bổ sung đầu tư khắc phục hoặc ngăn chặn các hậu quả xấu sẽ xảy ra cho môi trường trong quá trình lập quy hoạch.

-Thiết lập một hệ thống theo dõi, cảnh báo kịp thời khi xảy ra các tình huống xấu trong quá trình vận hành đầu tư thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)