3 Phương pháp "Đánh giá nhanh nông thôn" (RRA)

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 117)

Thuật ngữ "Đánh giá nhanh nông thôn" trong khuôn khổ phát triển nông nghiệp có thể được dùng để miêu tả bất kỳ phương pháp luận mới nào sử dụng nhóm nghiên cứu nhiều chuyên ngành cùng làm việc với nông dân và lãnh đạo của cộng đồng để phát triển một cách nhanh chóng và hệ thống. Một loạt các hoạt động kê dưới đây có thể sử dụng phương pháp RRA :

-Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp và phát triển chung khác của cộng đồng. -Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu phát triển.

-Đánh giá khả năng thực hiện (theo cả tiêu chuẩn xã hội lẫn kỹ thuật).

-Xác định các điểm cần ưu tiên trong hoạt động phát triển. Tiến hành các hoạt động phát triển.

-Giám sát hoạt động phát triển. RRA đã hoạt động như vậy trong những năm 1970 cùng với phong trào sử dụng FSR. Trong số những người góp phần cho sự hình thành ban đầu của RRA có Robert Chambers, Peter Hildcbrand. Robert Rhoades và Michael Collinson và họ cùng với những người áp dụng RRA ngay từ đầu đã có mặt trong các hội nghị họp tại Viện nghiên cứu phát triển Trường đại học Sussex - Anh, vào tháng 10/1978 và tháng 12/1979. Lúc đó tài liệu và báo chí bắt đầu phổ biến khái niệm của RRA và giới thiệu với độc giả rộng rãi hơn. Từ giữa những năm tám mươi người ta rút ra được nhiều kinh nghiệm qua việc áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Một hội nghị quốc tế họp vào

tháng 9 năm 1985 ở trường Đại học Khon Kaen - Thái I~an đã thử nghiệm áp dụng RRA và hoàn thiện hơn nữa khái niệm của RRA (Trường Đại học Khon Kaen, 1 987).

1.4. Phương pháp "Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân" (PRA)

Ưu điểm chính của PRA so với các nghiên cứu truyền thống là có sự tham gia ở mức độ cao của cộng đồng, thời gian tiến hành ngắn và chi phí thấp. Trong khi thu thập số liệu bằng cách điều tra mẫu, có vài trường hợp cần ít điều tra hơn thì việc phân tích số liệu hầu hết tốn nhiều thời gian hơn. Số liệu phải được mã hoá đưa vào vi tính, phải phân tích thành các bước riêng biệt. Một khi việc thu thập số liệu đã hoàn thành thì rất khó và tốn kém nếu phải thu thập các số liệu còn thiếu hoặc ghi sai vì phải đưa nhóm điều tra trở lại hiện trường. Các chi phí để có được các thông tin của các cuộc khảo sát thông thường luôn luôn cao. Nghiên cứu khảo sát cũng có bất lợi vì tính kem linh hoạt và tính nông cạn tiềm tàng của nó. Các câu hỏi cố định và được chuẩn bị sẵn nên không tạo điều kiện tốt cho học viên hoặc điều tra viên trong việc thu

thập số liệu ở hiện trường.

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân đặc biệt thích hợp trong phát miễn cộng đồng vì nó có sự tham gia của nhóm công tác và các thành viên cộng đồng trong tất cả mọi khía cạnh của cuộc nghiên cứu, sử dụng các công cụ nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích các kết quả. Một khi các sẽ liệu được thu thập và có sự tham gia với mức độ cao của cộng đồng trong việc nghiên cứu sẽ là bảo đảm để các thông tin được thu thập đúng và có ích. Việc phân tích tại chỗ . bảo đảm âchắc chắn việc bổ sung ngay các thông tin cần thiết nước khi rời khỏi hiện trường. Trong các cuộc nghiên cứu khảo sát thông thường thì các bước khác nhau (thiết kế câu hỏi, thu thập số liệu, phân tích số liệu, viết báo cáo) được phân theo thứ bậc và do các cá nhân hoặc nhóm khác nhau thực hiện. Trong khi khảo sát bằng phương pháp RRA, mỗi cuộc phỏng vấn có cùng một loại số liệu, thì đối với PRA mỗi cuộc phỏng vấn hoặc quan sát sẽđa dạng hơn nhiều vì nhóm đa ngành liên tục thu được kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình học tập trước đó. PRA nâng cao sự tự nhận biết của người dân và đề xuất được các giải pháp thực tế và hỗ trợ người dân phân tích được các đề tài và vấn đề phức tạp.

Trong nhiều trường hợp các kỹ thuật PRA có thể thay thế các phương pháp nghiên cứu khác, nhưng chúng không rườm rà như các loại điều tra và phân tích chính thức và chi tiết khác. Phương pháp PRA và các phương pháp RRA không loại trừ nhau và có thể sử dụng đồng thời. Việc lựa chọn các phương pháp phụ thuộc vào loại thông tin cần thiết và sự hiện diện của các nguồn thông tin (cán bộ, thời gian, ngân sách, xe cộ). Đặc biệt khi cần các số liệu về mặt định lượng như trong điều tra dân số, hoặc nếu cần phân tích thống kê thì -PRA không thể thay thế các kỹ thuật điều tra thông thường. Mặt khác nếu các mục tiêu chính là tìm hiểu thái độ ý kiến của các thành viên cộng đồng thì PRA chính là phương pháp cần chọn trong khi các phương pháp nghiên cứu khác không thể sử dụng được.

Các phương pháp nghiên cứu về dân tộc học đã được phát triển trong các thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này. Trong các đợt khảo sát hiện trường cổđiển về dân tộc học, mỗi nhà nhân chủng học sống trong một cộng đồng trong một hoặc nhiều năm và tàn hiểu tất cả các khía cạnh về cuộc sống của cộng đồng (ví dụ: ngôn ngữ, nông nghiệp, tôn giáo, chính trị) thông qua quan sát các thành viên của cộng đồng. Nhà nghiên cứu trở thành một người ngoài trong một thời kỳ nhất định. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho việc tìm hiểu một cách sâu sắc về sự nhận biết của cộng đồng (một cách nhìn nhận của người dân trong cộng đồng). PRA đã sử dụng một số các nhân tố của nghiên cứu dân tộc học và chia sẻ cách tiếp cận có liên quan hữu cơ nhưng theo cách khác (nhóm đa ngành, thời gian ngắn, có sự tham gia của người dân) về nghiên cứu dân tộc học. Trong hầu hết các trường hợp PRA không thể không bao gồm những cách nhìn sâu sắc vào các khía cạnh nhạy cảm hơn của một cộng đồng.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)