4. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
4.3.2 phương pháp điều tra thu thập số liệu
a) Điều tra thăm dò:
Muốn biết điều kiện hiện tại của một vùng một cách nhanh chóng lrước'hết cần phải điều tra thăm dò. Công việc này tốn ít thời gian tiền của nhưng có thể giúp ta tìm hiểu nhưng đặc tính chung, những thế mạnh cũng như hạn chế cơ bản của một vùng. Để làm được việc này người điều tra phải đi khảo sát địa bàn, tiếp xúc với một số dân chúng trong vùng để tìm ra những vấn đề mà ởđó người dân đang cần, từđó nắm được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực của vùng lãnh thổ. Để thu thập được những thông tin chính xác, ngoài việc tiếp xúc với cán bộ lãnh đạo, các bộ phận chức năng, người điều tra còn phải tiếp xúc với đại diện của tất cả các đối tượng như người nghèo, nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, người phục vụ, công nhân viên chức nhà nước... sống trong vùng. Trong khi tiếp xúc chúng ta sẽ nắm bắt được những suy nghĩ của họ và sẽ phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết đồng thời cũng thấy được tiềm năng của vùng về các loại nguồn lực để khai thác cho các hoạt động phát triển.
Điều tra thăm dò là một dạng điều tra khái quát và đề ra những giải pháp cơ bản. Từđó có các khả năng điều tra chi tiết và kế hoạch cụ thể hơn. Bằng phương pháp này cho chúng ta số liệu nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian và tài chính.
b) Điều tra chọn mẫu
Nếu chúng ta quan tâm đến những thông tin chi tiết thì điều tra khái quát, điều tra thăm dò sẽ không đáp ứng được nhu cầu đó. Để nắm bắt được các thông tin trên chúng ta không thểđiều tra hết các hộ gia đình, tất cả thành viên trong gia đình vì làm như vậy sẽ mất nhiều thời gian, tiền của và việc xử lý số liệu sẽ rất phức tạp. Vì vậy người ta dùng phương pháp đơn giản hơn để thu thập thông tin chi tiết là điều tra chọn mẫu. Điều tra chọn mẫu là điều tra một số đại biểu trong tất cả các thành viên của khu vực để có được những thông tin chính xác phản ánh đúng được tình hình của vùng cần điều tra. Người ta điều tra chọn mẫu theo phương pháp sau đây:
-Xác định lượng mẫu: Thông thường dung lượng mẫu càng lớn thì kết quả càng chính xác. Tuy nhiên mẫu quá lớn thì mất nhiều thời gian và tiền của và dễ phát sinh các sai số cơ học. Vì vậy chỉ lấy mẫu đủ lớn. Quy mô mẫu chọn phụ thuộc vào quy mô của tổng thể phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tổng thể. Nói chung mẫu càng phức tạp thì dung lượng mẫu càng lớn. Trong thực tiễn dung lượng mẫu thường dao động từ 5 - 10% tổng thể và mẫu ấy đại diện cho sốđông nếu nên chúng ta chọn sai mẫu thì những kết luận sẽ
sai với nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu: Tính xác thực của thông tin mà chúng ta thu thập được phụ thuộc vào vấn đề mà
chúng ta chọn mẫu như thế nào? Khi chọn mẫu phải có sự hiểu biết sâu sắc về tổng thể. Sau khi xác định được dung lượng mẫu ta có thể chọn mẫu điều tra theo hai cách:
+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Cách chọn mẫu này thường áp dụng khá phổ
biến. ưu điểm của phương pháp này là loại trừ được ý muốn chủ quan của người điều tra, tránh được sựưu tiên thiên vị, nó đảm bao cho các cá thể đều có cơ hội để tham gia vào thành phần của mẫu.
+ Phương pháp chọn mẫu có chủ ý: Tức là không theo xác suất mà theo ý muốn chủ quan
của người điều tra. Theo cách này mức độ chính xác phụ thuộc vào sự hiểu biết và quan điểm của người điều tra. Tuy nhiên nó không mang tính khách quan.