2. NGUYÊN LÝ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển vùng nông thôn phải tuân thủ theo phương pháp luận của mô hình Chữ thập, thực hiện theo chức năng đan chéo (Cross Function)
luận của mô hình Chữ thập, thực hiện theo chức năng đan chéo (Cross Function)
Quy hoạch phát triển tổng hợp vùng nông thôn tuân thủ theo phương pháp luân của mô hình chữ thập Đó là sự liên kết các hoạt động của hai phạm trù: Chức năng dọc (Vertical Function) và chức năng ngang (Horizontal Funcyion). Mô hình đó được thể hiện theo sơ đồ sau:
-Chức năng dọc thể hiện sự phối hợp giữa quy hoạch vĩ mô với quy hoạch trung gian và quy hoạch trung gian với quy hoạch vi mô.
Giữa hai mức độ vĩ mô và vi mô có thể luôn có sựăn khớp hoặc mâu thuẫn về các hoạt động hoặc điều kiện để tiến hành các dự báo. Vì vậy đòi hỏi phải có quy hoạch ở mức trung gian (quy hoạch vùng, tỉnh, huyện) để điều hoà
Sự thống nhất từ dưới lên trên và sự chỉ đạo nhất quán từ trên xuống dưới. Chức năng ngang là biểu hiện các nội dung quy hoạch trong phạm vi một cấp (kể cả cấp vùng và địa phương), trong đó thể hiện sự phối hợp trên cơ sở phát triển tổng hoà giữa các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong phạm vi mỗi c(áp. Xác định các hoạt động cụ thể, bố trí trong điều kiện không gian đặc trưng của vùng hoặc cấp. Thực hiện quy hoạch bằng việc xây dựng các dự án cụ thể theo thứ tự ưu liên. Theo quan điểm của mô hình "chữ thập", quy hoạch tổng thể phát triển vùng nông thôn có thể đạt được kết quả đồng thời và nhất quán giữa các vấn đề sau đây: -Đạt được sự phối hợp và tính nhất quán giữa các cấp làm quy hoạch từ vĩ mô đến vi mô, đó là: quốc gia - vùng - tỉnh - huyện - xã. Đạt được sự phối hợp và phát triển tương hỗ của 3 lĩnh vực hoạt động kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đạt được sự phát triển tổng hoà về kinh tế, xã hội, môi trường và tổ chức phân bố không gian trên phạm vi lãnh thổ. Tóm lại từ khái niệm về mô hình chữ thập cho ta thấy sự liên kết của các hoạt động theo hai chiều dọc và ngang, qua đó có thể tìm thấy hướng đi cơ bản nhất, rõ ràng nhất trong quy hoạch phát triển tổng hợp vùng nông thôn. Điều đó đòi hỏi sự khởi đầu bằng những chính sách nhằm tạo ra những điều kiện thiết yếu, những mô hình mẫu cho việc thực hiện quy hoạch và kết quả của nó được thể hiện thông qua các dự án cụ thể.
-Những cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng có trách nhiệm làm quy hoạch và thiết kế. Các xí nghiệp, công ty, các tổ chức và cá nhân sử dụng mặt bằng, sử dụng đất đai Việc sử dụng đó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phạm vi vùng lãnh thổ.
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TÁC CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN