Quy hoạch vùng

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 91)

4. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4.2.2. Quy hoạch vùng

Vùng được coi là một phần chia nhỏ của đất nước có chung lãnh thổ, có cùng các đặc điểm như khí hậu, địa hình, đất đai hoặc cùng tiềm năng phát triển một mặt nào đó. Vùng có thể gồm vài tỉnh, vài huyện, xã... nhưng có một đặc điểm chung là việc phân chia thành các vùng trong nước được tiến hành với mục đích xác định sự khác nhau giữa các vùng để tính toán sự phát triển cho từng vùng riêng biệt. Sự khác nhau giữa các vùng biểu hiện ở các nguồn lực kinh tế, xã hội, văn hoá, điều kiện tự nhiên hoặc các vấn đề có tính đặc thù. Đối với quy mô của vùng ở mỗi nước, mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Tuỳ theo từng quy mô mà sẽ có nguồn lực đa dạng khác nhau.

Quy hoạch phát triển các vùng được tiến hành ở dưới mức quy hoạch phát triển quốc gia. Người ta tiến hành quy hoạch vùng theo hai cách:

Cách 1 : Quy hoạch vùng chính là quy hoạch quốc gia nhưng thu nhỏ lại trong phạm vi một vùng.

Cách 2: Quy hoạch vùng có thể thực hiện được với những vùng riêng biệt nhờ việc xác định những điều kiện và các ưu thế nổi bật của vùng, khi đó quy hoạch vùng tách ra khỏi các vùng khác có thể góp phần tạo nên quy hoạch quốc gia.

Quy hoạch vùng thường có những khó khăn nhất định vì cấp vùng không có tổ chức chính quyền riêng. Khi tiến hành quy hoạch một vùng người ta phải lập ra một uỷ ban hoặc hội đồng quy hoạch phát triển vùng. Uỷ ban hoặc hội đồng này cần được xác định rõ quyền lực và trách nhiệm để có thểđiều hành quy hoạch vùng. Quy hoạch vùng sử dụng được những ưu thế của một vùng)qua đó tạo nên hiệu quả cao hơn của vùng đó. Sử dụng nguồn lực tổng thể thì hiệu quả cao hơn, sức mạnh tổng thể sẽ lớn hơn. ,

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)