Phát triển nông thôn phịu đạt được hiệu quả kinh tếxã hội, môi trường

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 64)

4. QUAN ĐIỂM VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 Quan điểm phát triển nông thôn

4.1.1. Phát triển nông thôn phịu đạt được hiệu quả kinh tếxã hội, môi trường

Xây dựng và phát triển nông thôn là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, phải đầu tư nhiều của cải và sức lao động nên đòi hỏi phải tính toán hiệu quả. Quan điểm hiệu quả phải được thể hiện trên cả ba' mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường.

Hiệu quả kinh tế trong việc phát triển nông thôn trước hết là phải sản xuất ngày càng nhiều nông sản phẩm và sản phẩm hàng hoá, xuất khẩu với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao, tích luỹ tái sản xuất mở rộng không ngừng.

Hiệu quả xã,hội: Đời sống của dân cư trứng thôn không ngừng được nâng cao, thực hiện dân chủ công bằng, văn minh xã hội, nâng cao trình độ học vấn của dân cư xoá dần các tệ nạn xã hội, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng nông thôn.

Hiệu quả môi trường: Bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái nông thôn, tôn tạo cảnh quan, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học để phát triển bền vững.

Không thểđánh giá sự phát triển của nông thôn mà chỉ dựa vào việc tăng tổng sản phẩm, sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận, còn đất đai bị xói mòn, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị tàn phá, thủy văn bị xấu đi, tệ nạn xã hội tăng lên.

Ba mặt hiệu quả nói trên có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau và không thể thay thế nhau. Không thể vì hiệu quả kinh tế mà xem nhẹ hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường hoặc ngược lại. Tuy nhiên tuỳ theo từng vùng cụ thể. từng giai đoạn cụ thể mà việc xem xét giải quyết từng mặt hiệu quả có khác nhau.

Quan điểm này chi phối toàn bộ phương hướng và giải pháp phát triển nông thôn từ cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cau hạ tầng, thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, môi trường nhất quán và có hệ thống theo một chiến lược kế hoạch chung của chương trình phát triển nông thôn phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng, từng địa phương cụ thể.

4.1.2. Phát triển kinh tế nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Chúng ta phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao vì vậy đi đôi với phát triển sản xuất phải mở rộng thị trường nông thôn. Việc hình thành và phát triển các yếu tố thị trường như: thị trường sản phẩm, thị trường vật tư, vốn, sức lao động, khoa học và công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... Ở nông thôn là hết sức quan trọng để tránh tình trạng độc quyền, mở rộng tự do cạnh tranh theo quy luật cung cầu và giá cả. Như vậy sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá trong nông thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị. Người dân nông thôn có thể mua và bán những thứ cần thiết theo giá cả thị trường, tránh bị ép cấp, ép giá.

Tham gia vào thị trường nông thôn có nhiều thành phần kinh tế, bao gồm: quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình. Việc phát huy đầy đủ mọi tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của các thành phần kinh tế là động lực rất quan trọng để phát triển nông thôn. Tùy theo yêu cầu và khả năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường nông thôn mà các thành phần kinh tế hợp tác với nhau một cách đa dạng với nhiều loại quy mô, hình thức và trình độ khác nhau.

Thực hiện theo cơ chế thị trường là phải chấp nhận sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế, chấp nhận những cơ may và rủi ro theo quy luật cung cầu và giá cả. Nhưng mặt khác cũng phải tuân theo sự quản lý của Nhà nước về các hoạt động sản xuất và đời sống ở nông thôn.

Nhà nước quản lý, điều tiết các quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hệ thống pháp luật, nhưng cũng luôn tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích các hộ làm giàu và cũng có chính sách xoá đói giảm nghèo, khuyến. khích các vùng nông thôn phát triển, nhưng cũng có chính sách hỗ trợ các vùng nghèo, vùng tụt hậu; khuyến khích tự do cạnh tranh, nhưng cũng có biện pháp làm lành mạnh hoá sự cạnh tranh, thực hiện công bằng, dân chủ trong nông thôn.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)