Ai có thể làm quy hoạch ?

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 76)

4. QUAN ĐIỂM VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 Quan điểm phát triển nông thôn

1.6. Ai có thể làm quy hoạch ?

Mỗi người có ý thức, có trình độ nhất định, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội, mỗi quốc gia... đều có thể làm quy hoạch. Có 2 loại quy hoạch là: Quy hoạch tư và quy hoạch công.

-Quy hoạch tư: Phục vụ lợi ích và đời sống của cá nhân, nó được thực hiện ở mức độ nhỏ và mang tính cục bộ. Ví dụ quy hoạch một căn hộ, một cửa hàng, một khu vườn...

Quy hoạch công: Phục vụ cho lợi ích tập thể và toàn cộng đồng. Quy hoạch công mang tính đa diện, tổng hợp và có ảnh hưởng sâu rộng trong địa bàn lãnh thổ, tới môi trường sống của cả cộng đồng. Ví dụ: Quy hoạch mạng lưới đường giao thông, mạng lưới thuỷ lợi, quy hoạch các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp... Vì vậy nhà quy hoạch phải có sự hiểu biết và tầm nhìn bao quát để cân nhắc kỹ lưỡng giữa nhiệm vụ của quy hoạch và đời sống thực tế của mọi tầng lớp

dân cư. Không máy móc, không cứng nhắc và áp đặt. Nhà quy hoạch phải thể hiện đúng đắn phương hướng và mục tiêu chính :rị của nhà nước sao cho hợp lý để vừa thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nâng cao mức sống của nhân dân vừa ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra. Mục tiêu của quy hoạch được xác định không thể do ý nghĩ chủ quan, áp đặt hoặc thiếu cân nhắc mà đòi hỏi phải suy nghĩ nghiêm túc về các quy luật phát triển. Quy hoạch không chỉ quan tâm đầy đủ khung chính trị vĩ mô mà còn phải thích hợp với điều kiện vi mô và phải được kiểm tra thường xuyên để tránh sai lầm.

Một phần của tài liệu giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn đại học nông lâm thái nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)