Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội hiện đại

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 53)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1.1.Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội hiện đại

Cho đến hiện nay, theo sự phát triển của xã hội, tục kỵ húy tên vua ở Việt Nam đã được loại bỏ, những kỵ húy trong gia đình cũng rất hiếm có. Đồng thời phương pháp kỵ húy cũng được đơn giản hóa. Nguyên nhân chủ yếu là, trước đây người Việt sử dụng chữ Hán (chữ vuông) hiện nay dùng chữ Quốc ngữ (chữ phiên âm), vì vậy một số phương pháp như biến dạng đã biến mất.

Hiện nay ở Việt Nam, người ta chỉ tránh không đặt tên con trùng với các tên húy quan trọng trong gia đình mà thôi. Ví dụ:

(84) Người có bố tên là ―Tuấn‖, thì con không thể sử dụng từ ―Tuấn‖ để đặt tên .

Chúng ta có thể thấy rõ, trong quá trình phát triển của hiện tượng kỵ húy tiếng Việt, có những đặc điểm như sau:

+ Nội dung kỵ húy đơn giản hóa và thay đổi. Nội dung của kỵ húy thời cổ ở Việt Nam, chủ yếu là kỵ húy tên vua. Xã hội hiện đại vua đã mất theo sự tiêu vong của xã hội phong kiến; đồng thời kỵ húy sẽ gây ra nhiều sai lầm. Vì vậy người Việt đã đơn giản hóa tục kỵ húy. Và hiện nay người Việt giữ tục này là để tỏ lòng kính trọng đối với những người bậc trên trong phạm vi gia đình chứ không phải trong phạm vi xã hội.

+ Phương pháp kỵ húy đơn giản hóa. Tiếng Việt đã qua một quá trình phát triển từ việc dùng chữ Hán đến dùng chữ Quốc ngữ. Do vậy một số phương pháp gắn liền với chữ Hán thì đã biến mất, đồng thời phương pháp kỵ húy vừa phiền phức vừa dễ gây ra sự sai lầm. Cho nên phương pháp kỵ húy đã được đơn giản hóa trong tiếng Việt.

Ngoài tục kỵ húy ra, ngày xưa, người Việt có tập tục đặt tên xấu cho trẻ con, như: cu, đĩ, cò hĩm… làm như vậy để tránh bị ma quỷ nhòm ngó làm trẻ hay đau ốm, khó nuôi. Do vậy đối với trẻ con chúng ta phải kiêng gọi bằng tên chính thức. Nhưng khi trẻ con lớn lên thì chúng ta không nên gọi tên tục của nó, vì những tên tục là những tên xấu.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 53)