7. Bố cục của luận văn
2.1.2.1. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Hán về tình dục
Trung Quốc là một quốc gia chủ trương ―lễ‖, nói một cách khác là người Trung Quốc rất chú trọng lễ phép, đồng thời đối với tình dục, quan niệm của người Trung Quốc rất bảo thủ, coi quan hệ tình dục giữa nam và nữ là hành vi cực kỳ kiêng cấm. Trung Quốc từ xưa đã có câu ―男女授受不亲。Nam nữ thụ
vi quá thân mật, hoặc đụng chạm vào nhau. Do vậy trong cuộc sống, người Trung Quốc kiêng nhiều từ về tình dục.
Người ta kiêng những từ liên quan đến tình dục chủ yếu có hai lý do:
+ Tâm lý xấu hổ. Quan niệm của người Trung Quốc là phải xấu hổ khi nói
về tình dục. Tư tưởng Nho giáo đã giáo dục người Trung Quốc coi tình dục là việc khiến con người sa ngã, đồng thời cũng là việc riêng tư của cá nhân. Đối với người Trung Quốc, nói những từ liên quan đến tình dục là một việc không lịch sự, thiếu giáo dục, đặc biệt là đối với phụ nữ. Vì vậy, sử dụng những từ liên quan đến tình dục sẽ gây bầu không khí ngượng ngùng. Những từ thuộc phạm trù này có:
Về hành vi tình dục: (13) ―性交 tính giao‖
(14) ―性行为 tính hành vi‖ (hành vi tình dục) (15) ―性生活 tính sinh hoạt‖ (hành vi tình dục)
Về cơ quan sinh dục:
(16) ―乳房 nhũ phòng‖ (vú)
(17) ―乳头 nhũ đậu‖ (đầu vú)
(18) ―阴道 âm đạo‖ (âm đạo)
(19) ―阴茎 âm kinh‖ (âm kinh)
Chính vì quan niệm về tình dục của người Trung Quốc bảo thủ nên ai cũng xấu hổ khi nói về việc này, những từ này đã mang tính kiêng kỵ. Tâm lý này còn ảnh hưởng ngay cả đến việc dùng những uyển ngữ. Chẳng hạn:
(20) Trong 28 hồi của “Hồng lâu mộng”, Lâm Đại Ngọc nói Giả Bảo
Ngọc: ―只因听见天上一声叫唤出来瞧了瞧原来是个呆雁。Chỉ nhân thính
kiến thiên thượng nhất thanh khiếu hoán xuất lai tiều liễu tiều nguyên lai thị cá ngai nhạn.‖[45, 402] (Mới nghe một tiếng hót thì ra ngoài đi xem hóa ra là một con chim nhạn ngu.) Ở đây Lâm Đại Ngọc hình dung Giả Bảo Ngọc là ―nhạn ngu‖ chứ không phải là ―chim ngu‖. Vì trong tiếng Hán ―chim‖ là uyển ngữ thường dùng để hình dung cơ quan sinh dục của đàn ông.
+ Ý nghĩa chửi mắng. Đa số từ kiêng kỵ liên quan đến tình dục đều mang ý nghĩa chửi mắng. Sử dụng những từ này đều là người không văn minh, thiếu giáo dục. Để tránh khỏi việc cãi nhau, đánh nhau, đồng thời để thể hiện mình là người văn minh, có giáo dục, người Trung Quốc đã kiêng nói những từ thuộc nhóm này. Những từ cụ thể là:
Về hành vi tình dục:
(21) ―肏tháo‖, còn viết thành―操tháo‖
(22) ―日 nhật‖
(23) ―干 can‖
Ba từ này đều biểu thị hành vi tình dục, đồng thời cũng là ba từ rất thô tục mang ý nghĩa khinh mạn trong tiếng Hán.
Về cơ quan sinh dục:
(24) ―屌 điểu‖ (chỉ cơ quan sinh dục của đàn ông). Trong ―Tam trùng môn‖ Hàn Hàn đã viết về việc kiêng kỵ đối với từ này, bố cho con đọc ―Tứ thế đồng đường‖, nhưng không biết nghĩa của từ ―屌điểu‖, ―一天偶然查字典,找到屌
字,大吃一惊,思来想去,老舍文章不适合看。Nhất thiện ngẫu tra tự điển,
trảo đạo điểu tự, đại si nhất kinh, suy lái tưởng khứ, Lão Xá văn chương bất thích hợp khán.‖(Một ngày ngẫu nhiên tra từ điển, thấy được từ ―屌 điểu‖, kinh ngạc lắm, nghĩ đi nghĩ lại, thấy văn chương của Lão Xá vẫn không thích hợp con đọc.)[46, 8]
(25) ―屄 bức‖ (chỉ âm môn)
(26) ―蛋 đản‖(trứng, chỉ tinh hoàn). Trong lời chửi có rất nhiều từ có chữ
―蛋 đản‖, ví dụ ―混蛋 hồn đản‖ (thằng đểu), ―王八蛋 vương ba đản‖(đồ khốn
nạn), ―坏蛋hoại đản‖(người xấu). Do vậy ―người Bắc Kinh gọi tên của những
món ăn trứng cũng né tránh từ ‗蛋 đản‘, trứng gà gọi là ‗kê tử‘, trứng vôi gọi là
‗tùng hoa‘…vì từ ‗蛋 đản‘ thường mang nghĩa xấu.‖[26, 178]
Những từ gián tiếp liên quan đến tình dục mang ý nghĩa chửi máng:
(27) ―嬲 điều‖(trêu ghẹo, thường chỉ những quan hệ nam nữ không chính
kiêng kỵ đối với từ này. Bố muốn con đọc ―Truyện Thủy hử‖ nhưng vì trong cuốn sách xuất hiện nhiều từ ―鸟 điều‖, bố đã ―有鸟之处一概涂黑。Hữu điều
chi xử nhất khái đồ hắc.‖(quét đen tất cả những chữ ―鸟 điều‖.)[46, 7]
(28) ―龟 quy‖(con rùa)
(29) ―王八 vương ba‖ (con rùa)
Con rùa trước đây cùng với con rồng, chim phượng, con kỳ lân được gọi là bốn linh vật, người ta nhận rằng con rùa tượng trưng trường thọ sống lâu. Nhưng đến triều Đường, những người ở nhà thổ đều thích đeo khăn mầu xanh, và đầu của con rùa cũng là mầu xanh, vì vậy người Trung Quốc gọi những người nuông chiều vợ làm đĩ là―王八vương ba‖, hoặc là ―乌龟ngô quy‖, từ đó người Trung Quốc kiêng nói người khác là ―龟quy‖(con rùa), đặc biệt là đối với đàn ông. Những từ như ―龟quy‖ và―王八 vương ba‖ vốn không có nghĩa chửi mắng, trong quá trình lịch sử, nó đã mang nghĩa chửi mắng liên quan đến tình dục. Mức độ kiêng kỵ về những từ này không cao bằng những từ như ―日
(nhật)‖, ―嬲 điều /鸟 điều‖, vì người ta chỉ kiêng nghĩa dẫn xuất.
2.1.2.2. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Hán liên quan đến việc bài tiết
Chất bài tiết đối với bất cứ dân tộc nào đều là những đồ vật không sạch và bẩn thỉu. Người Trung Quốc cũng có tư tưởng như vậy, đối với người Trung Quốc, những từ liên quan đến đồ bài tiết có ý nghĩa tượng trưng là bất vệ sinh, thô tục.
Những từ kiêng kỵ liên quan đến việc bài tiết trong tiếng Hán chủ yếu bao gồm những từ như sau:
Chỉ đồ bài tiết:
(30) ―屎 thỉ‖, ―大便đại tiện‖ (cứt) (31) ―尿 niệu‖, ―小便tiểu tiện‖ (đái)
(33)―精液tinh dịch‖ (tinh dịch)
(34)―经血kinh huyết‖ (máu kinh nguyệt)
Chỉ hành vi bài tiết: (35) ―拉屎 lạp thỉ‖ (đi ỉa)
(36) ―撒尿 tát niệu‖ (đi tiểu)
(37) ―放屁 phóng thí‖ (đánh rắm) (38) ―遗精 di tinh‖ (di tinh)
(39) ―行经 hành kinh‖ (kinh nguyệt, thấy tháng)
Chỉ nơi bài tiết:
(40) ―厕所 xí sở‖ (nhà xí)
(41) ―茅房 mao phòng‖ (nhà xí) (42) ―茅厕 mao xí‖ (nhà xí) (43) ―茅坑 mao khanh‖ (hố xí)
Nghĩa của những từ liên quan đến việc bài tiết điều liên quan đến những điều không sạch, sẽ gây ra sự liên tưởng không tốt cho người nhận được thông tin. Mặt khác, biết sinh sống sạch sẽ là một tiêu chí của sự tiến bộ, văn minh. Khi sử dụng những từ này, cũng sẽ khiến người khác nghĩ rằng mình là người không văn minh. Do vậy người Trung Quốc kiêng nói những từ liên quan đến việc bài tiết.
Các từ trong phần ―Việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Hán‖ có những đặc điểm:
+ Một bộ phận từ ngữ liên quan đến tình dục, bản thân nó không mang nghĩa xấu hay tốt, do tâm lý xấu hổ của con người, những từ này đã trở thành những từ kiêng kỵ.
+ Người ta coi những từ ngữ liên quan đến tình dục khác là những từ kiêng kỵ là vì nó mang nghĩa rất tục, rất xấu. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, người ta cố tình dùng những từ kiêng kỵ với mục đích nguyền rủa.
+ Kiêng sử dụng những từ liên quan đến việc bài tiết là vì bản thân nghĩa của những từ này liên quan đến khái niệm không sạch, khiến người nhận thông
tin gai mắt.