XÉT TRÊN BÌNH DIỆN VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ TRI NHẬN

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 74)

7. Bố cục của luận văn

3.2. XÉT TRÊN BÌNH DIỆN VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ TRI NHẬN

NHẬN

Qua khảo sát những hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi có những nhận xét về mặt văn hóa, xã hội và tri nhận như sau:

3.2.1. Nét tƣơng đồng

+ Về mặt tri nhận, trong quan niệm của người Trung Quốc và người Việt Nam đều có tư tưởng mê tín – nói điềm gở sẽ không may mắn. Ngôn ngữ bản thân chỉ là tổng hợp của những dấu hiệu, là hợp thể của ngữ nghĩa và hình thức ngôn ngữ nhất định, hình thức ngôn ngữ và thực vật không có gì liên hệ tất nhiên, ngôn ngữ cũng không có sức siêu tự nhiên. Nhưng những người thời cổ không hiểu bản chất của ngôn ngữ, đồng thời cũng không biết nhiều về giới tự nhiên, cho nên ngôn ngữ thường được liên quan đến những hiện tượng tự nhiên, hoặc là liên quan đến những việc tốt hay không tốt mà do lực lượng từ nhiên đem lại. Qúa trình tri nhận của người Trung Quốc và người Việt đã làm ngôn ngữ và lực lượng tự nhiên có liên quan với nhau. Trong nhận thức, hai dân tộc Hán và Việt đều có quan niệm chung về việc bài tiết – không sạch, vì vậy những từ liên quan đến việc bài tiết trong hai ngôn ngữ đều là những từ kiêng kỵ.

+ Các từ kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán và tiêng Việt chủ yếu chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nho giáo chủ chương sử dụng tôn pháp để duy trì trật tự của quốc gia và gia đình, cho nên con người phải có sự rõ ràng về giai cấp của mình. Vì vậy từ xã hội phong kiến cho đến hiện nay trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có tục kỵ húy; Tư tưởng Nho giáo coi quan hệ tình dục là một việc nguy hiểm, sẽ khiến con người sa ngã. Do đó, trong hai ngôn ngữ Hán và Việt đều xuất hiện nhiều kiêng kỵ ngôn ngữ về phương diện này.

+ Theo sự phát triển của xã hội, những tư tưởng cũ không thích hợp với thời đại đã được con người xóa bỏ hoặc thay đổi. Trong xã hội phong kiến tục

kỵ húy của người Trung Quốc hay người Việt chủ yếu là thể hiện tính giai cấp của một lớp người nào đó. Nhưng trong xã hội hiện nay, tục này đã trở thành những người bậc dưới tỏ lòng tôn kính với những người bậc trên.

3.2.2. Nét dị biệt

+ Tuy chịu ảnh hưởng của Nho giáo khá nhiều, nhưng kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Việt cũng đã thể hiện văn hóa riêng của Việt Nam. Qua khảo sát những kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Việt, chúng ta có thể tháy rằng những từ kiêng kỵ như ―đáng yêu‖, ―mập‖(đối với trẻ con), ―mèo‖(đối với người câu cá), ―con khỉ‖(đối với người buôn bán)… Những từ kiêng kỵ như vậy hoàn toàn chịu ảnh hưởng của văn hóa dân tộc dân gian người Việt, mà trong tiêng Hán không có.

+ Người Trung Quốc và người Việt đều mê tín nên cho rằng ngôn ngữ có thể dự đoán hoặc là ảnh hưởng đến tương lai. Vì vậy dân tộc Hán và Việt đều kiêng những từ có nghĩa không tốt lành. Chúng ta đã phân tích, đa số từ kiêng kỵ mang nghĩa không tốt lành là kiêng kỵ ngôn ngữ phái sinh. Dựa vào đó chúng ta có thể thấy rằng ở góc độ này tâm lý mê tín về ngôn ngữ của người Trung Quốc sâu hơn người Việt Nam.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)