Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Việt về việc bài tiết

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 55)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.1.Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Việt về việc bài tiết

giao tiếp, đối với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ chưa kết hôn, chúng ta phải kiêng nói từ ―mất trinh‖.

(95) ―Con đĩ‖, từ này là lời chửi rất độc ác đặc biệt là đối với người phụ nữ, chúng ta đã biết người Việt rất chú trọng trinh tiết của phụ nữ, con đĩ là những phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người, từ góc độ đạo đức của người Việt con đĩ là những kẻ bị mọi người coi khinh.

Nhưng trong một số trường hợp, người ta cố tình vi phạm những kiêng kỵ để đạt hiệu quả chửi mắng:

(96) ―Đít‖, ―Chứ ông có nhắm mắt xuôi tay cũng mang mãi cái tiếng xấu bỏ Cách mạng bỏ làng chạy theo bợ đít Mỹ - Diệm.‖[44, 292 (tập II)]

(97) ―Đếch‖, ―Sức quan thì tờ đếch nào là không khẩn.‖[47, 77, (tập I)]

2.3.2.1. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Việt về việc bài tiết tiết

Đối với việc bài tiết, người Việt cho rằng, đó là những vật không sạch, trong nhiều trường hợp đều phải kiêng sử dụng những từ này. Ví dụ như máu kinh nguyệt, trong quan niệm của người Việt máu kinh nguyệt rất ô uế, phụ nữ khi hành kinh không được vào chùa, và phụ nữ Việt Nam thường dùng ―Hôm nay tôi có tội‖ để hình dung hôm nay mình đang thấy tháng. Chúng ta có thể cho rằng người Việt kiêng những từ liên quan đến việc bài tiết chủ yết vì những từ này sẽ khiến người ta có liên tưởng về những sự vật không sạch sẽ. Những từ

1

liên quan đến việc bài tiết mà người Việt kiêng chủ yếu có: Chỉ chất bài tiết:

(98) ―Cứt‖, ―ỉa‖

(99) ―Đái‖, ―nước đái‖ (100) ―Rắm‖

(101) ―Máu lồn‖ (102) ―Tinh dịch‖ Chỉ hành vi bài tiết: (103) ―Đi ỉa‖, ―ỉa chạy‖ (104) ―Đi đái‖

(105) ―Đánh rắm‖ (106) ―Kinh nguyệt‖ Chỉ nơi bài tiết: (107) ―Nhà xí máy‖

Những từ này khi sử dụng trong quá trình giao tiếp với người Việt sẽ khiến người ta nhận rằng người nói không lịch sự và vô văn hóa. Bình thường người Việt không nói thẳng những từ ngữ này, thường sử dụng những uyển ngữ thay cho chúng. Đặc biệt là khi ăn cơm, người Việt cực kỳ kiêng nói những từ ngữ liên quan đến việc bài tiết.

Những từ kiêng kỵ thuộc phần này có những đặc điểm như sau:

+ Những từ kiêng kỵ liên quan đến tình dục do tâm lý xấu hổ tạo ra là những từ vốn chỉ một số hiện tượng hoặc một bộ phận cơ quan sinh lý của con người, đây tòan là những điều tự nhiên, nhưng vì quan niệm về tình dục của người Việt khá bảo thủ nên họ đã kiêng kỵ những từ này.

+ Trong một số trường hợp đặc biệt, người ta cố tình dùng những từ kiêng kỵ để đạt mục đích nguyền rủa. Nhưng trong đa số trường hợp người ta kiêng những từ thuộc loại này, vì họ sợ là mình không văn minh.

+ Bản thân nghĩa của những từ liên quan đến việc bài tiết đã liên quan đến khái niệm không sạch, khi sử dụng sẽ khiến người nhận thông tin gai mắt, vì

vậy người ta kiêng sử dụng những từ này.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 55)