7. Bố cục của luận văn
2.4.2.1. Ảnh hƣởng của quan niệm về giới tính
Đối với người Việt, quan hệ tình dục lúc đầu mang tính chất tín ngưỡng. Vì ngày xưa, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu chủ yếu của con người. Việt Nam là một nước nông nghiệp, hai việc này trong quan niệm của người Việt lại càng bội phần hệ trọng. Để phát triển sự sống cần làm cho con người sinh sôi. Do vậy ở Việt đã xuất hiện tín ngưỡng phồn thực.
Quan niệm của người Việt về giới tính mang nặng dấu ấn tín ngưỡng, họ sùng bái động tác giao phối một cách hồn nhiên, coi nó như một động lực kích thích sự sinh sôi nảy nở của con người, của mùa màng, của vạn vật.
Khi xuất hiện Nho giáo, quan niệm của Nho giáo về giới tính cũng có ảnh hưởng đến quan niệm của người Việt. Nho giáo cho rằng tình dục không phải là một việc tốt, sẽ khiến con người sa ngã, do vậy quan niệm về tình dục của người Việt cũng trở thành bảo thủ, mang tính xấu hổ.
Trong tiếng Việt người ta kiêng kỵ nhiều đối với những từ liên quan đến tình dục(chiếm tổng số 34.2%).
Nhưng vì ở Việt Nam, lịch sử văn hóa tình dục không lâu dài như ở Trung Quốc, cho nên những uyển ngữ liên quan đến tình dục không nhiều bằng tiếng Hán.
2.5. TIỂU KẾT
Dựa vào phân tích những hiện tượng kiêng kỵ cụ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt về 3 phương diện: tên gọi, những từ thô tục, những từ không tốt lành, chúng ta có thể tổng kết những đặc điểm kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Đặc điểm kiêng kỵ ngôn ngữ của tiếng Hán : về mặt ngôn ngữ, hình thức cấu tạo của các từ kiêng kỵ gồm kiêng kỵ ngôn ngữ nguyên sinh và kiêng kỵ ngôn ngữ phái sinh, ý nghĩa từ vựng rất phong phú; về mặt xã hội, văn hóa, chủ yếu chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vì vậy đã hình thành những kiêng kỵ ngôn ngữ riêng về tên gọi và tình dục.
Đặc điểm kiêng kỵ ngôn ngữ của tiếng Việt : về mặt ngôn ngữ, hình thức cấu tạo của các kiêng kỵ ngôn ngữ gồm kiêng kỵ ngôn ngữ nguyên sinh, kiêng kỵ ngôn ngữ phái sinh và kiêng kỵ ngôn ngữ chuyển nghĩa, ý nghĩa từ vựng cũng rất phong phú; về mặt xã hội, văn hóa, cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng lại có đặc điểm riêng vì vậy đã hình thành kiêng kỵ riêng biệt.
Qua khảo sát những hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu biết các mặt của văn hóa dân tộc như văn hóa tình dục, văn hóa tên gọi, quan niệm đối với những điều không tốt lành… và để đi sâu hơn nữa hiểu biết cả dân tộc Hán và Việt.
CHƢƠNG 3
ĐỐI CHIẾU HIỆN TƢỢNG KIÊNG KỲ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT