Việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán dƣới xã hội phong kiến

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 27)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán dƣới xã hội phong kiến

Trong xã hội phong kiến, dân tộc Hán rất chú trọng quan hệ thân thuộc gia tộc. Vì vậy, dân tộc Hán dùng tên gọi để khu biệt quan hệ xã hội một cách nghiêm khắc.

Về mặt nội dung chúng ta có thể nhận xét việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán theo hai phương diện:

+ Kỳ tên vua. Trong xã hội phong kiến, hiện tượng kiêng gọi tên rất phổ biến ở Trung Quốc. Đặc điểm xã hội phong kiến và tư tưởng tôn pháp đã cho rằng, vua là con của thần có vị trí rất độc tôn , được kính trọng như thần, khắp nơi trong nước, từ quan đến dân, ai cũng là tôi tớ của nhà vua, đâu cũng là đất của nhà vua. Họ và tên của nhà vua cũng mang mầu sắc tôn kính, nếu nói hoặc viết ra tên vua đều mắc vào tội không kính trọng vua, do vậy người dân phải kiêng tên vua một cách nghiêm khắc. Người Trung Quốc gọi hiện tượng này là

(1) Thời vua Hán Văn Đế, (tên ―恒 Hằng‖), trong “Sử ký” để kỵ tên vua, Tư Mã Thiên đã dùng chữ ―常Thường‖ thay chữ ―恒Hằng‖, vì vậy trong sách

này ông ấy viết ―衡山Hằng Sơn‖ thành ―常山Thường Sơn‖.

(2) Thời vua Đường Cao Tôn , (tức là vua Lý Thế Dân李世民), để kỵ tên

vua, dùng chữ ―代Đại‖ thay chữ ―世Thế‖, dùng chữ ―人 Nhân‖ thay chữ ―民

Dân‖. Do vậy lúc đó người ta gọi ―一世皇帝Nhất thế Hoàng đế‖(vua của một

thời đại) là ―一代皇帝Nhất đại Hoàng đế‖, gọi ―民风dân phong‖ (tinh thần

nhân dân) là ―人风 nhân phong‖.

(3) Thời vua Thanh Thánh Tổ(tên ―Huyền Diệp 玄烨‖), để kỵ tên vua, dùng chữ ―元 Nguyên‖ thay chữ ―玄 Huyền‖, người ta gọi ―玄参 huyền

sâm‖(một loại dược) thành ―元参nguyên sâm‖.

Ngoài tên vua, tên những người thân của vua cũng phải kiêng:

(4) Mẹ của vua Giả Văn Đế (triều Đông Tấn) tên là ―春Xuân‖, do vậy vua ra lệnh dùng chữ ―阳Dương‖ thay chữ ―春Xuân‖, lúc đó sách ―春秋Xuân thu‖

cũng bị đổi tên là ―阳秋Dương thu‖.

(5) Tên bố vua Đường Cao Tổ là ―虎Hổ‖, tất cả những từ ngữ có chữ ―虎

hổ‖ đều bị chữ ―兽thú‖, ―豹báo‖ và ―võ武‖ thay cho. Phần này trong việc kiêng gọi tên thời cổ là nhiều nhất.

+ Kỳ tên của những ngƣời bậc trên. Trong gia đình, người Trung Quốc

cho rằng nếu tên của con cháu trùng với tên của những người bậc trên, là hành vi không tôn trọng những người bậc trên, là hành vi ―khi tổ‖, tức là không kính trọng tổ tiên. Người Trung Quốc gọi đó là gia húy. Ví dụ:

(6) Tên bố của Tư Mã Thiên là ―谈 Đàm‖, khi ông viết “Sử ký”, vì nguyên nhân kiêng tên của bố, ông đã dùng chữ ―同Đồng‖ thay chữ ―谈Đàm‖, trong sách “Sử ký” xuất hiện gọi tên ―赵谈Triều Đàm‖ thành ―同子Đồng Tử‖.

(7) Nhà thơ nổi tiếng của Nhà Đường, Lý Hạ vì bố tên là ―晋Tấn‖ đồng

âm với chữ ―进Tiến‖, cả đời ông đều không tham gia thi tiến sĩ để kiêng tên

của bố.

‗敏'字,皆念作‗密‘字,每每如是。Quái đạo giá nữ học sinh độc chí phàm thư trung hữu ‗Mẫn‘ tử, giai niệm tố ‗Mật‘ từ, mỗi mỗi như thị.‖ (Thào nào học sinh nữ này khi đọc đến chữ ―Mẫn‖ đều thành chữ ―Mật‖, mỗi lần đều như vậy.) Ở đây chữ ―敏 mẫn‖ là tên mẹ của Lâm Đại Ngọc, vì vậy Lâm Đại Ngọc luôn

dùng chữ ―密 mật‖ thay tên húy của mẹ.[45, 88]

Về phương pháp kỵ húy, chúng ta có thể nhận xét việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán theo 3 phương diện:

+ Phƣơng pháp đổi chữ. Sử dụng những chữ đồng âm, cận âm hoặc đồng

nghĩa thay chữ húy, những ví dụ nói trên đều thuộc phương pháp này. Đây là phương pháp kỵ húy được sử dụng nhiều nhất.

+ Phƣơng pháp để không. Để trống chữ húy hoặc là dùng chữ ―某

mâu‖(X), ―讳húy‖ thay chữ húy, như:

(9) Người Đường viết ―Tùy thư‖, vì kỵ tên của vua Lý Thế Dân, khi viết tên của ―王世充 Vương Thế Sung‖ đã để trống chữ ―世 thế‖ thành ―王□充

Vương □Sung‖.

(10) Trong sách “Sử ký” có câu là ―子某最长,醇厚仁慈,盛建以位太 子。Tử mâu tối trưởng, thuần hậu nhân từ, thỉnh kiến dĩ vi thái tử.‖(con X là

con lớn nhất, phúc hậu nhân từ, xin lập nó là hoàng tử.). Ở đây ―子某 tử mâu‖

chỉ vua Hán Cảnh Đế, tên là ―凯Khải‖.

+ Phƣơng pháp thiếu nét chữ. Thiếu một hai nét chữ, ví dụ,

(11) Để kỵ húy của Lý Thế Dân, viết ―世Thế‖ thành ―卅 Nẫm‖, Viết ―民

Dân‖ thành ―氏Thị‖.

Qua khảo sát tình hình kỵ húy các vua triều Hán trong cuốn“Sử ký”, chúng ta có thể cho rằng: thời cổ Trung Quốc, hiện tượng kỵ húy về nội dung: kỵ tên húy vua là nhiều nhất, về phương pháp kỵ húy thì phương pháp đổi chữ là nhiều nhất, cụ thể như bảng sau.

Bảng 1 tình hình kỵ tên húy vua trong “Sử ký”

Nội dung tên húy vua 80%

tên húy khác 20%

Phương pháp đổi chữ 85%

để trống 3%

thiếu nét chữ 12%

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)