Nghĩa từ vựng

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 47)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1.2. nghĩa từ vựng

Về mặt ý nghĩa từ vựng, kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán, chủ yếu có 3 loại: tên gọi, thô tục và không tốt lành.

Nhưng cụ thể những từ kiêng kỵ trong tiếng Hán liên quan tới nhiều lĩnh vực, chẳng hạn, về kiêng kỵ liên quan đến những từ không tốt lành, mọi nghề nghiệp đều có kiêng kỵ ngôn ngữ riêng, như

(66) Ngư dân kiêng nói từ ―翻phiên‖ (lật, đổ), vì có nghĩa là―đổ‖.

(67) Người làm buôn bán kiêng từ ―舌 thiệt‖, vì đồng âm với từ ―蚀

thực‖(có nghĩa là lõ vốn).

(68) Nghề đốn gỗ kiêng từ ―蛇 xà‖(con rắn), ―虎 hổ‖(con hổ), vì người đốn

gỗ cho rằng nói hai từ này sẽ gặp con rắn và con hổ.

Những từ kiêng kỵ trong tiếng Hán đa dạng phong phú, đã liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Theo sự phát triển của xã hội, những từ kiêng kỵ về tên gọi hiện nay không nhiều như trước, có thể nói đang dần dần mất đi, hiện nay ở Trung Quốc kiêng kỵ về tên gọi đã không quan trọng như trước và người ta không cần tôn theo nhiều lễ tục như trước. Vì vậy nhiều từ liên quan đến tên gọi đã không mang ý nghĩa kiêng kỵ nữa. Đồng thời, những từ kiêng kỵ liên quan đến những từ thô tục và những từ không tốt lành thì vẫn còn tồn tại rất nhiều, và có xu hướng phát triển trong cuộc sống hàng ngày của người Trưng Quốc. Ví dụ:

(69) Từ ―小姐‖(tiểu thư), triều Tống, ―小姐‖(tiểu thư) chuyên chỉ con đòi và gái đĩ, là một từ mang mầu sắc coi khinh; đến triều Nguyên và triều

Thanh―小姐‖(tiểu thư) đã mất mầu sắc coi khinh, và chuyên chỉ những cô gái nhà giàu làm quan; từ những năm 80 thế kỳ XX cho đến hiện nay ―小姐‖(tiểu thư) trở thành một trào lưu để chỉ những cô gái chưa kết hôn; vào những năm 90, người Quảng Đông gọi những con đĩ là―小姐‖(tiểu thư), cho nên bây giờ ở Trung Quốc có một số trường hợp từ này là một từ mang ý nghĩa kiêng kỵ.

Tóm lại, ý nghĩa từ vựng của những từ kiêng kỵ trong tiếng Hán rất phong phú, theo sự phát triển của xã hội, có một số từ mất ý nghĩa kiêng kỵ của nó và có một số từ vốn không mang ý nghĩa kiêng kỵ nhưng hiện nay lại được dùng là từ kiêng kỵ.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)