ĐẶC ĐIỂM CỦA KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 64)

7. Bố cục của luận văn

2.4.ĐẶC ĐIỂM CỦA KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT

Việt, đặc biệt là người phụ nữ, béo lên là một việc không tốt, vì trong quan niệm người Việt, gầy mới là đẹp, mới có lợi cho sức khỏe. Vì vậy người Việt kiêng nói từ ―béo‖, và thường sử dụng uyển ngữ ―phát tướng‖, ―phát tài‖ để chỉ người béo.

Thất nghiệp đối với mọi người đều là một việc đáng lo lắng và đau buồn, vì vậy khi nói đến thất nghiệp, người Việt thường dùng uyển ngữ ―chưa có việc làm‖ để tránh nói sự đau buồn của người thất nghiệp.

Khi nói một người dốt, người Việt thường không sử dụng từ ―dốt‖ trực tiếp, vì nói thẳng từ này sẽ gây ra sự buồn lòng đối với người nghe, vì vậy thường dùng từ ngữ ―chưa hiểu vấn đề này‖ thay từ ―dốt‖.

2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA KIÊNG KỲ NGÔN NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VIỆT

2.4.1. Xét trên bình diện ngôn ngữ 2.4.1.1. Xét về hình thức cấu tạo 2.4.1.1. Xét về hình thức cấu tạo

Những từ kiêng kỵ trong tiếng Việt (ngoài bộ phận kiêng gọi tên), có những đặc điểm về hình thức cấu tạo là:

Những từ kiêng kỵ trong tiếng Việt nếu phân tích theo hình thức cấu tạo của từ kiêng kỵ tiếng Hán, chúng ta cũng có thể chia từ kiêng kỵ tiếng Việt thành: từ kiêng kỵ nguyên sinh và từ kiêng kỵ phái sinh.

+ Từ kiêng kỵ nguyên sinh, là những từ ý vốn đã có thể gây ra sự liên tưởng không tốt của con người. Chẳng hạn:

(121) ―Chết‖

(122) ―Ốm‖, ―đau‖ (123) ―Phá sản‖

+ Từ kiêng kỵ phái sinh, là những từ có liên quan đến những từ kiêng kỵ nguyên sinh hoặc là những khái niệm không tốt, thường là liên quan về ý nghĩa từ vựng. Ví dụ:

(124) ―Con mèo‖ (125) ―Con khỉ‖

Trong tiếng việt từ kiêng kỵ phái sinh về ngữ âm thường xuất hiện trong tục kỵ húy, những từ kiêng kỵ phái sinh về ý nghĩa từ vựng thìxuất hiện nhiều trong những từ mang nghĩa không tốt lành hoặc thô tục.

+ Ngoài hai loại hình thức cấu tạo, trong từ kiêng kỵ tiếng Việt còn có một loại hình thức cấu tạo là từ kiêng kỵ chuyển nghĩa. Những từ này vốn là những từ có nghĩa rất tốt, nhưng vì phong tục riêng của người Việt, ở một số trường hợp đặc thủ, ý nghĩa của những từ này từ tốt lành chuyển sang không tốt, như:

(126) ―Đẹp‖, ―dễ thương‖, ―mập‖, ―bụ bẫm‖. Vì tục kiêng khen trẻ con (những từ quá khen sẽ khiến trẻ bị ốm hoặc chết), những từ này đã trở thành những từ kiêng kỵ.

Qua khảo sát 79 từ kiêng kỵ, chúng tôi có một bảng nói về tình hình các từ kiêng kỵ trong tiếng Việt như sau:

Bảng 3 tình hình phân bố của các từ kiêng kỵ trong tiếng Việt

Qua bảng này chúng ta có thể thấy rằng, trong tiếng Việt, đa số từ kiêng kỵ là kiêng kỵ nguyên sinh (chiếm 83.6%), kiêng kỵ phái sinh và kiêng kỵ chuyển nghĩa xuất hiện rất ít (chiếm 10.1% và 6.3%).

2.4.1.2. Ý nghĩa từ vựng

Về mặt ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa của những từ kiêng kỵ trong tiếng Việt cũng có thể chia thành 3 loại lớn: tên gọi, từ thô tục, và từ có nghĩa không tốt lành. Có thể nói ý nghĩa từ vựng của những từ kiêng kỵ trong tiếng Việt cũng rất phong phú.

Kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Việt đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp nào cũng có kiêng kỵ ngôn ngữ riêng của mình. Ví dụ:

(127) Người buôn bán kiêng nói từ ―phá sản‖, ―khỉ‖, ―hổ‖, ―cừu‖, ―báo‖, vì những từ có ý nghĩa xấu đối với hoạt đồng buôn bán hoặc là sẽ khiến hoạt đồng buôn bán thất bại.

(128) Nông dân Việt Nam khi trồng trọt rất kỵ người khác nói điềm gở với mùa màng của mình, vì sợ không thu được nhiều sản phẩm.

(129) Người lái xe kiêng những từ liên quan đến tai nạn giao thông, như từ ―đổ‖…

Theo sự phát triển của xã hội, và do nguyên nhân của tôn giáo, mê tín, tập quán, v.v.., một số từ ngữ đã mất ý nghĩa kiêng kỵ và một số từ ngữ được thêm

kiêng kỵ ngôn ngữ nguyên sinh kiêng kỵ ngôn ngữ phái sinh kiêng kỵ ngôn ngữ chuyển nghĩa Những từ mang nghĩa thô tục 53.2% 0 0 Những từ mang nghĩa không tốt lành 30.4% 10.1% 6.3% Tổng số 83.6% 10.1% 6.3%

ý nghĩa kiêng kỵ. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện một số từ kiêng kỵ mới. Ví dụ:

(130) Kiêng hỏi tuổi, năm sinh của phụ nữ. Trước kia ở Việt Nam hỏi tuổi, năm sinh là một việc bình thường, nhưng vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương tây, người Việt cũng có tập kiêng kỵ hỏi tuổi, năm sinh.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 64)