Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội phong kiến

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 50)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội phong kiến

Về nội dung, tục ký húy ở Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là:

+ Kiêng tên vua. Ở Việt Nam hay Trung Quốc, vị trí của vua rất là tôn kính.Vua được người dân kính trọng như thần, có câu rằng: ―Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi vương thần.‖ Câu này có nghĩa là khắp nơi dưới trần, đâu cũng là đất của nhà vua, ai cũng là tôi tớ của nhà vua. Do vậy, họ nhà vua gọi là tôn nhất (tức là quốc húy), phải kiêng không được dùng. Thời phong kiến, quốc húy không chỉ là một lễ tục ở Việt Nam mà còn trở thành pháp lệnh.

(70) Sách ―Đại Việt sử ký toàn thư‖, đã nói một chuyện là, năm Nhâm Thìn, Kiến Trung năm thứ 8 (1232), vào mùa hạ, tháng 6, ban bố chữ quốc huý và miếu huý. Vì nguyên tổ tên huý là Lý mới đổi triều Lý làm triều Nguyễn, vả lại cũng để dứt bỏ lòng mong nhớ của dân chúng.

(71) Sau khi lên ngôi, vua Gia Long, tên là Nguyễn Phúc Ánh, cấm thần dân nói và đọc tên riêng của mình là Ánh, nên các trường hợp trùng âm phải đọc chệch thành ―yến‖, ví dụ: ―ánh sáng‖ đọc thành ―yến sáng‖…

(72) Nguyễn Phúc Thì là tên cúng cơm của Nguyễn Hồng Nhậm, tức Vua Tự Đức. Vì tục kỵ húy, tên danh sĩ Ngô Thì Nhậm sống ở triều đại trước cũng đổi thành Ngô Thời Nhiệm.

(73) Đến nay, các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam đọc từ ―Hoàng‖ thành từ ―Huỳnh‖, chính vì kiêng húy Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng.

+ Kiêng tên của những ngƣời thân vua. Ngoài tên riêng là nguyên tổ và vua, nhiều khi tên của những người thân thuộc với vua cũng được kiêng như: cha, mẹ, vợ, con, anh, em,... và có khi đến hàng ông nội, bà nội, tên giả, chữ đệm của vua cũng phải kiêng.

(74) Tên con trai của Nguyễn Phúc Ánh đã chết trước là Nguyễn Phúc Cảnh, người dân cũng phải kiêng từ ―cảnh‖ mà đọc thành ―kiểng‖, ví dụ ―cây cảnh‖ đọc thành ―cây kiểng‖…

(75)Vua Lê Thánh Tông vừa cầm quyền được hai tháng, ông hạ chiếu ra lệnh đổi tên những họ nào đã phạm vào chữ huý của Cung Từ hoàng thái hậu. Bà này tên là Phạm Ngọc Trần, vì vậy khi đó ở Việt Nam nơi nào có họ ―Trần‖ đều phải đổi chép thành chữ ―Trình‖.

(76) Trong văn bản ―Thiên tải nhàn đàm‖, có chữ ―Lan‖ bị kiêng nhiều nhất, bởi đó là tên húy của Huy gia Từ phi Nguyễn Thị Lan, tức là mẹ cả của vua Gia Long.

+ Kiêng tên của những ngƣời bậc trên. Ngòai kiêng quốc húy, người Việt

thời cổ cũng phải kiêng tên của những người bậc trên trong gia đình(tức là gia húy). Cổ nhân có câu: ―nhập môn vấn húy‖, đó chính là phép xã giao đầu tiên. Kỵ húy những người bậc trên cũng rất quan trọng đối với người Việt thời cổ. Đối với người Việt cái tên là một bộ phận đại diện cho con người, đại diện cho tiểu ngã phân biệt với mọi sự vật hiện tượng khác. Đụng đến cái tên, cũng có nghĩa là đụng đến con người đó. Vào gia đình, người Việt tuân theo tục kỵ húy một cách khắt khe cũng như ở Trung Quốc, con cháu phải kiêng húy cụ tổ, sau đó đến ông bà, bố mẹ đến lúc đã vào hàng lão thì cũng được kiêng. Ví dụ:

(77) Người có bố tên là ―Đường‖, thì phải gọi chệch ―đường(ăn)‖ là ―mật đặc‖, gọi ―đường(đi)‖ là ―ngõ to‖.

(78) Nếu trong làng có ai đó do vô tình đã đặt tên con trùng với tên ông bà, tổ tiên mình, thì gia đình này phải biện cơi trầu đến gia đình kia, xin họ đặt lại tên cho con.

Về phương pháp kỵ húy, vì thời cổ người Việt sử dụng chữ Hán, thì chúng ta có thể nhận xét kỵ húy như sau:

+ Phƣơng pháp viết biến dạng. Phương pháp này thường là thay đổi chữ

viết cũ thành chữ mới, cụ thể là triết tự(tách chữ húy làm hai, ba phần) hoặc khuyết bút(tức là thiếu một, hai nét chữ). Ví dụ:

(79) Thời nhà Nguyễn, năm 1825 ban điều cấm 5 chữ quốc húy, khi đọc phải tránh ra tiếng khác, khi viết phải tách chữ húy ra làm hai :

―Noãn‖: bên tả chữ ―nhật‖, bên hữu chữ ―viên‖ ―Ánh‖: bên tả chữ ―nhật‖, bên hữu chữ ―ương‖ ―Chủng‖: bên tả chữ ―hòa‖, bên hữu chữ ―trọng‖ ―Hiệu‖: bên tả chữ ―nhật‖, bên hữu chữ ―giao‖

―Ðởm‖: bên tả chữ ―nguyệt‖, bên hữu chữ ―chiêm‖, hay chữ ―đán‖

(80) Phương pháp khuyết bút đã được áp dụng từ đời Lý, Trần. Vua Trần Anh Tông(1293--1314) ra lệnh khi viết các chữ ―ngụy‖, ―thấp‖, ―nam‖, ―cán‖, ―tộ‖, ―tuấn‖, ―anh‖, ―tảng‖ đều phải bớt nét.

+ Phƣơng pháp cải dung. Phương pháp này tức là dùng chữ đồng âm, cận

âm hoặc đồng nghĩa thay chữ húy. Chẳng hạn:

(81) ―Thì‖ viết thay bằng một chữ cận âm thành ―thìn‖ (82) ―Nhậm‖ thay bằng một chữ cận nghĩa thành ―dụng‖ Do vậy thì ―Ngô Thì Nhậm‖ biến thành ―Ngô Thìn Dụng‖

+ Phƣơng pháp không tự. Tức là bỏ trống ô chữ, không viết tên kỵ húy.

Trường hợp này xuất hiện nhiều trong văn bản viết. Ví dụ:

(83) Các sử gia viết sử sách dùng những câu tránh húy như sau: ―Tên húy là ..., lại húy là ...‖.

Nói chung, tục kỵ húy ở thời phong kiến Việt Nam rất khắt khe, bao gồm nhiều từ, phương pháp kỵ húy rất phức tạp.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)