7. Bố cục của luận văn
2.1.3. Việc kiêng sử dụng các từ có nghĩa không tốt lành trong tiếng Hán
Người Trung Quốc tin rằng ―说凶既凶,说祸既祸 thuyết hung tức hung, thuyết họa tức họa‖, tức là nói tai nạn thì sẽ gặp tại nạn, nói những điều không tốt lành thì sẽ gặp điềm gở. Do tâm lý như vậy người Trung Quốc thường xuyên kiêng nói những từ không tốt lành.
Có thể nói, trong mọi nỗi bất hạnh trên đời thì không có gì lớn hơn cái chết. Trong hoàn cảnh thông thường mọi người đều né tránh nói tới cái chết. Trong cuốn sách “Tục tân tề hài” của Viên Mai đã viết: có hai bạn bè tốt, một người
bị ốm, một người khác đi thăm và buột miệng nói: chúng ta đều già rồi, không biết ai chết trước. Người bị ốm nói nhún: Bạn đi trước thôi. Ai mà biết người đi thăm bệnh về nhà thì chết. Những việc như vậy, khiến người Trung Quốc tin rằng phải kiêng sử dụng từ ―chết‖ để tránh né cái chết. Người Trung Quốc hay nói ―好死不如赖活着 hảo tử bất như lại hoạt‖ nghĩa là chết tốt không bằng
sống vất vả, ―谈生不谈死 đàm sinh bất đàm tử‖ nghĩa là nói sống không nói chết, đây chính là sự thể hiện của văn hóa kiêng kỵ ―cái chết‖ Trung Quốc. Vì vậy chết trở thành những đầu đề câu chuyện mà người ta sợ hãi nhất, kiêng kỵ nhất.
Từ ―死 tử‖(chết), là từ phải kiêng thứ nhất đối với người Trung Quốc.
(44) Trong 28 hồi, “Hồng lâu mộng” có viết Lâm Đại Ngọc nói với Giả Bảo Ngọc: ―大清早起死呀活的也不忌讳。Đại thành tảo khởi tử a hoạt đích giã bất kỵ húy...‖[45, 387](Sáng sớm thì nói chết nói sống, không biết kiêng kỵ...) Lâm Đại Ngọc nói như vậy là do Giả Bảo Ngọc dùng từ ―chết‖ thể với mình.
Khi ăn tết Âm lịch, từ ―chết‖ là một từ cực kỳ kiêng nói, vì người Trung Quốc cho rằng tết Âm lịch là mở đầu của năm mới, nếu nói từ ―chết‖ trong Tết, năm mới sẽ có tai nạn, tốt lành sẽ biến mất. Khi ăn tết, người Trung Quốc quen
giết con cá, con vịt, con lợn... để ăn thịt nó mừng tết, nhưng chúng ta không được gọi những đồng vật bị giết là con cá chết, con vịt chết, con lợn chết...
(45) Trong 20 hồi của “Hồng lâu mộng” , Giả Bảo Ngọc nói một câu:―何
苦来大正月里死了活了的。Hà khổ lai đại chính nguyệt lý tử liễu hoạt liễu
đích.‖[45, 285] (Tội gì mà trong tháng giêng nói chết nói sống.)
Người Trung Quốc sợ nói từ ―chết‖ đã đến mức, những từ khiến người ta liên tưởng đến cái chết cũng phải kiêng.
(46) ―元宵 Nguyên tiêu‖(bánh trôi) thành ―汤圆 thang viên‖(bánh trôi). Viên Thế Khải mới làm vua, vì từ ―元宵 Nguyên tiêu(bánh trôi)‖ đồng âm với―袁消Viên tiêu‖ (có nghĩa là Viên Thế Khải tiêu vong), có ý nghĩa không tốt , do đó ông ta dùng từ ―汤圆thang viên‖ thay từ ―元宵Nguyên tiêu‖.
(47) Số từ ―4‖, trong văn hóa Trung Hoa vốn là một số từ có ý nghĩa tốt lành, nhưng thực ra người Trung Quốc không thích con số 4, trong cuộc sống hàng ngày rất kiêng số này. Chính vì số 4(phát âm là ―tứ‖) trong tiếng Hán gần âm với từ chết(tử), khi nói 4 thì giống như nói chết.
Còn có những từ có thể khiến người ta liên tưởng đến cái chết như:
(48) Từ ―送钟 tống chung‖ có nghĩa là tặng đồng hồ. Trong tiếng Hán ―送 钟tống chung‖, phát âm giống như ―送终 tống chung‖ có nghĩa là chăm sóc
người sắp chết. Vì vậy người Trung Quốc không có tục tặng đồng hồ cho người khác, đặc biệt là tặng cho người già.
(49) Ăn cá kiêng lật cá hoặc nói ―翻 phiên‖ (lật, đổ). Tục này do trong tiếng Hán từ ―翻 phiên‖ vừa có nghĩa là ―lật‖ vừa có nghĩa là ―đổ‖, đối với những người sẽ đi ra ngoài hoặc người lái xe nói từ này sẽ gây ra tai nạn.
Ngoài ra những từ không tốt lành liên quan đến ―cái chết‖: trong tiếng Hán còn có rất nhiều từ ngữ không tốt lành bị kiêng cấm, những từ ngữ này thường là những từ ngữ liên quan đến những việc đau buồn. Ví dụ,
(50) ―分梨phân lê‖ (cắt chia quả lê) --―分离phân ly‖ (chia tay). Khi ăn quả lê, không thể phân chia quả lê hoặc nói cắt chia quả lê, vì trong tiếng Hán, từ ―分梨phân lê‖(cắt chia quả lê) phất âm gần với từ ―分离 phân ly‖(chia tay),
vì vậy khi ăn quả lê, người Trung Quốc thường là một người ăn một quả, mà không thích cắt chia và ăn với người khác.
(51) ―伞tản‖(ô). ―伞tản‖ gần âm với từ ―散 tán‖(tan đám), vì vậy từ ―伞
tản‖ cũng trở thành từ kiêng kỵ.
(52) ―苦瓜khổ qua‖(mướp đắng). Kiêng nói từ này, tức là né tránh từ ―苦
khổ‖(đau khổ).
(53) ―吃药 ngật dược‖(uống thuốc). Nói đến uống thuốc, thì người ta sẽ
nghĩ đến đau ốm, kiêng từ này tức là kiêng cấm ý nghĩa ―bị ốm‖.
(54) ―剑兰kiếm lan‖(một loại hoa lan), ―茉莉mạt lợi‖(hoa nhài), và ―梅 花 mai hoa‖(hoa mai). ―剑兰kiếm lan‖ hài âm với từ ―见难‖(có nghĩa là sau này khó gặp), ―茉莉 mạt lợi‖ hài âm với từ ―没利một lợi‖(có nghĩa là không có
lợi), và―梅花mai hoa‖ trong đó chữ ―梅 mai‖ hài âm với ―霉 mai‖(không may mắn). Vì vậy ở Trung Quốc khi thăm người bị ốm hay là bạn bè người thân, kiêng tặng ba loại hoa này.
Những hiện tượng kiêng kỵ ngôn ngữ trong tiếng Hán điều là nhằm tránh tai nạn, điềm gở, cầu xin may mắn, hiện tượng này trong dân gian được gọi là
“讨口彩thảo khẩu thái”.
Trong tiếng Hán, hiện tượng này rất phổ biến, những phương ngữ khác nhau thì có những từ ngữ kiêng kỵ khác nhau.
(55) ―舌 thiệt‖(lưỡi). Người Quảng Đông kiêng nói từ ―舌 thiệt‖(lưỡi),
vì―舌 thiệt‖ đồng âm với từ ―蚀 thực‖(có nghĩa là lõ vốn), nhưng trong các
tiếng địa phương khác thì không có tập quán kiêng kỵ ngôn ngữ này.
(56) ―确 xác‖. Ở Hà Nam Trung Quốc có một ngọn núi tên là ―确山 Xác
Sơn‖, trong tiếng địa phương Hà Nam, ―确xác‖ có nghĩa là lừa dối, hỏng bét, vì vậy những người bản địa, đặc biệt là những người làm buôn bán đều kiêng gọi ―确山 Xác Sơn‖, mà gọi nó là ―顺山 Thuận Sơn‖, để cầu xin làm buôn bán
thuận lợi.
Những từ mà người Trung Quốc cho rằng là những từ có nghĩa không tốt lành chiếm số lượng lớn và liên quan đến nhiều lĩnh vực, do đó mỗi nghề
nghiệp đều có một nhóm từ kiêng kỵ riêng của mình, nhưng nói chung những từ kiêng kỵ loại này là những từ mà người ta cho rằng chúng sẽ đem lại bất hạnh hoặc tai nạn cho mình.