Xét trên bình diện văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 48)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2Xét trên bình diện văn hóa, xã hội

2.2.2.1. Ảnh hƣởng của quan niệm tôn pháp

Trung Quốc là nơi sinh ra Nho giáo, đồng thời cũng là nơi mà Nho giáo được phát triển nhiều nhất. Văn hóa Trung Quốc nói chung và văn hóa dân tộc Hán nói riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo. Kiêng kỵ ngôn ngữ cũng vậy.

Kỵ húy là sản phẩm của chế độ tôn pháp. Khổng Tử chủ trương ―lễ‖, nhấn mạnh trật tự giai cấp, và tôn ti trên dưới. Chế độ tôn pháp xuất hiện từ quan niệm ―lễ‖. Trong xã hội phong kiến người làm vua đã lựa chọn Nho giáo để làm tư tưởng trí quốc, chính vì chế độ tôn pháp có thể củng cố vị trí thống trị của nhà vua, và trong chế độ tôn pháp vua có quyền lợi tuyệt đối.

Quan niệm này khi đi vào gia đình cũng làm cho con cháu phải kỵ tên húy của bố, của ông, của tổ tiên. Vì quan niệm tôn pháp cho rằng, bất cứ trong quốc gia hay trong gia đình, phải có khác biệt về dưới trên, tôn ti, nam nữ… Và tên gọi chính là phương thức để trực tiếp thể hiện quan niệm tôn pháp.

Theo thống kế, chỉ trong triều Hán, một cuốn “Sử ký” đã xuất hiện kỵ húy tên vua 833 lần.

nhưng quan niệm tôn pháp vẫn tồn tại trong tư tưởng của người Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc, người ta không cần phải nghiêm khắc như thời cổ đối với kỵ húy. Nhưng những tập quán kỵ húy vẫn được bảo tồn. Chẳng hạn, đặt tên cho con không đươc trùng với tên của những người bậc trên. Nguyên nhân của hành vi này có 2 phương diện: một mặt là do làm như vậy không tôn trọng những người bậc trên, mặt khác là hành vi này đã xúc phạm địa vị của những người gia trưởng.

Hiện nay người Trung Quốc vẫn sử dụng quan niệm tôn pháp để lý giải và xử lý quan hệ giữa con người với con người, vì vậy kiêng kỵ về tên gọi cũng trở thành một quy tắc luân lý và đức hạnh tốt của dân tộc Hán. Có thể nói tất cả kiêng kỵ ngôn ngữ về tên gọi trong tiếng Hán đều là sự thể hiện của quan niệm tôn pháp.

2.2.2.2. Ảnh hƣởng của quan niệm về giới tính và phúc họa

Về quan niệm tình dục, văn hóa Trung Quốc chủ yếu chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Nho giáo cho rằng tình dục là một việc nguy hiểm, con người không nên chú ý nhiều về tình dục, Phật giáo thì hoàn toàn cấm kỵ người ta có hành vi tình dục. Do vậy tình dục trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc đều bị coi là một việc khiến con người sa ngã, ngoài ra sự ràng buộc của lễ tục phong kiến, tình dục ở Trung Quốc trở thành một việc rất huyền bí.

Trong 78 từ kiêng kỵ ngôn ngữ có 25 từ về giới tính, chiếm 34.6% trong tổng số các kiêng kỵ tiếng Hán.

Tuy vậy, những uyển ngữ liên quan đến tình dục thì có khoảng 100 từ. Về tình dục, Trung Quốc có văn hóa tình dục phong phú và lâu dài, nhưng tư tưởng về tình dục của người Trung Quốc bị Nho giáo và Phật giáo kìm hãm.

Về quan niệm phúc họa, người Trung Quốc đã có nhận thức chung, ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với phúc họa, đặc biệt là những từ ngữ có nghĩa không tốt lành. Người Trung Quốc tin rằng khi nói ra những từ này, tại nạn cũng sẽ

tiếp đến. Trong 78 từ kiêng kỵ có 37 từ mang nghĩa không tốt lành, chiếm 47.4% trong tổng số các kiêng kỵ tiếng Hán.

2.3. HIỆN TƢỢNG KIÊNG KỲ TRONG TIẾNG VIỆT

2.3.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt

Về tên gọi, trong tiếng Việt cũng có hiện tượng kỵ húy từ lâu.

2.3.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội phong kiến

Về nội dung, tục ký húy ở Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là:

+ Kiêng tên vua. Ở Việt Nam hay Trung Quốc, vị trí của vua rất là tôn kính.Vua được người dân kính trọng như thần, có câu rằng: ―Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi vương thần.‖ Câu này có nghĩa là khắp nơi dưới trần, đâu cũng là đất của nhà vua, ai cũng là tôi tớ của nhà vua. Do vậy, họ nhà vua gọi là tôn nhất (tức là quốc húy), phải kiêng không được dùng. Thời phong kiến, quốc húy không chỉ là một lễ tục ở Việt Nam mà còn trở thành pháp lệnh.

(70) Sách ―Đại Việt sử ký toàn thư‖, đã nói một chuyện là, năm Nhâm Thìn, Kiến Trung năm thứ 8 (1232), vào mùa hạ, tháng 6, ban bố chữ quốc huý và miếu huý. Vì nguyên tổ tên huý là Lý mới đổi triều Lý làm triều Nguyễn, vả lại cũng để dứt bỏ lòng mong nhớ của dân chúng.

(71) Sau khi lên ngôi, vua Gia Long, tên là Nguyễn Phúc Ánh, cấm thần dân nói và đọc tên riêng của mình là Ánh, nên các trường hợp trùng âm phải đọc chệch thành ―yến‖, ví dụ: ―ánh sáng‖ đọc thành ―yến sáng‖…

(72) Nguyễn Phúc Thì là tên cúng cơm của Nguyễn Hồng Nhậm, tức Vua Tự Đức. Vì tục kỵ húy, tên danh sĩ Ngô Thì Nhậm sống ở triều đại trước cũng đổi thành Ngô Thời Nhiệm.

(73) Đến nay, các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam đọc từ ―Hoàng‖ thành từ ―Huỳnh‖, chính vì kiêng húy Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng.

+ Kiêng tên của những ngƣời thân vua. Ngoài tên riêng là nguyên tổ và vua, nhiều khi tên của những người thân thuộc với vua cũng được kiêng như: cha, mẹ, vợ, con, anh, em,... và có khi đến hàng ông nội, bà nội, tên giả, chữ đệm của vua cũng phải kiêng.

(74) Tên con trai của Nguyễn Phúc Ánh đã chết trước là Nguyễn Phúc Cảnh, người dân cũng phải kiêng từ ―cảnh‖ mà đọc thành ―kiểng‖, ví dụ ―cây cảnh‖ đọc thành ―cây kiểng‖…

(75)Vua Lê Thánh Tông vừa cầm quyền được hai tháng, ông hạ chiếu ra lệnh đổi tên những họ nào đã phạm vào chữ huý của Cung Từ hoàng thái hậu. Bà này tên là Phạm Ngọc Trần, vì vậy khi đó ở Việt Nam nơi nào có họ ―Trần‖ đều phải đổi chép thành chữ ―Trình‖.

(76) Trong văn bản ―Thiên tải nhàn đàm‖, có chữ ―Lan‖ bị kiêng nhiều nhất, bởi đó là tên húy của Huy gia Từ phi Nguyễn Thị Lan, tức là mẹ cả của vua Gia Long.

+ Kiêng tên của những ngƣời bậc trên. Ngòai kiêng quốc húy, người Việt

thời cổ cũng phải kiêng tên của những người bậc trên trong gia đình(tức là gia húy). Cổ nhân có câu: ―nhập môn vấn húy‖, đó chính là phép xã giao đầu tiên. Kỵ húy những người bậc trên cũng rất quan trọng đối với người Việt thời cổ. Đối với người Việt cái tên là một bộ phận đại diện cho con người, đại diện cho tiểu ngã phân biệt với mọi sự vật hiện tượng khác. Đụng đến cái tên, cũng có nghĩa là đụng đến con người đó. Vào gia đình, người Việt tuân theo tục kỵ húy một cách khắt khe cũng như ở Trung Quốc, con cháu phải kiêng húy cụ tổ, sau đó đến ông bà, bố mẹ đến lúc đã vào hàng lão thì cũng được kiêng. Ví dụ:

(77) Người có bố tên là ―Đường‖, thì phải gọi chệch ―đường(ăn)‖ là ―mật đặc‖, gọi ―đường(đi)‖ là ―ngõ to‖.

(78) Nếu trong làng có ai đó do vô tình đã đặt tên con trùng với tên ông bà, tổ tiên mình, thì gia đình này phải biện cơi trầu đến gia đình kia, xin họ đặt lại tên cho con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phương pháp kỵ húy, vì thời cổ người Việt sử dụng chữ Hán, thì chúng ta có thể nhận xét kỵ húy như sau:

+ Phƣơng pháp viết biến dạng. Phương pháp này thường là thay đổi chữ

viết cũ thành chữ mới, cụ thể là triết tự(tách chữ húy làm hai, ba phần) hoặc khuyết bút(tức là thiếu một, hai nét chữ). Ví dụ:

(79) Thời nhà Nguyễn, năm 1825 ban điều cấm 5 chữ quốc húy, khi đọc phải tránh ra tiếng khác, khi viết phải tách chữ húy ra làm hai :

―Noãn‖: bên tả chữ ―nhật‖, bên hữu chữ ―viên‖ ―Ánh‖: bên tả chữ ―nhật‖, bên hữu chữ ―ương‖ ―Chủng‖: bên tả chữ ―hòa‖, bên hữu chữ ―trọng‖ ―Hiệu‖: bên tả chữ ―nhật‖, bên hữu chữ ―giao‖

―Ðởm‖: bên tả chữ ―nguyệt‖, bên hữu chữ ―chiêm‖, hay chữ ―đán‖

(80) Phương pháp khuyết bút đã được áp dụng từ đời Lý, Trần. Vua Trần Anh Tông(1293--1314) ra lệnh khi viết các chữ ―ngụy‖, ―thấp‖, ―nam‖, ―cán‖, ―tộ‖, ―tuấn‖, ―anh‖, ―tảng‖ đều phải bớt nét.

+ Phƣơng pháp cải dung. Phương pháp này tức là dùng chữ đồng âm, cận

âm hoặc đồng nghĩa thay chữ húy. Chẳng hạn:

(81) ―Thì‖ viết thay bằng một chữ cận âm thành ―thìn‖ (82) ―Nhậm‖ thay bằng một chữ cận nghĩa thành ―dụng‖ Do vậy thì ―Ngô Thì Nhậm‖ biến thành ―Ngô Thìn Dụng‖

+ Phƣơng pháp không tự. Tức là bỏ trống ô chữ, không viết tên kỵ húy.

Trường hợp này xuất hiện nhiều trong văn bản viết. Ví dụ:

(83) Các sử gia viết sử sách dùng những câu tránh húy như sau: ―Tên húy là ..., lại húy là ...‖.

Nói chung, tục kỵ húy ở thời phong kiến Việt Nam rất khắt khe, bao gồm nhiều từ, phương pháp kỵ húy rất phức tạp.

2.3.1.1. Việc kiêng gọi tên trong tiếng Việt dƣới xã hội hiện đại

Cho đến hiện nay, theo sự phát triển của xã hội, tục kỵ húy tên vua ở Việt Nam đã được loại bỏ, những kỵ húy trong gia đình cũng rất hiếm có. Đồng thời phương pháp kỵ húy cũng được đơn giản hóa. Nguyên nhân chủ yếu là, trước đây người Việt sử dụng chữ Hán (chữ vuông) hiện nay dùng chữ Quốc ngữ (chữ phiên âm), vì vậy một số phương pháp như biến dạng đã biến mất.

Hiện nay ở Việt Nam, người ta chỉ tránh không đặt tên con trùng với các tên húy quan trọng trong gia đình mà thôi. Ví dụ:

(84) Người có bố tên là ―Tuấn‖, thì con không thể sử dụng từ ―Tuấn‖ để đặt tên .

Chúng ta có thể thấy rõ, trong quá trình phát triển của hiện tượng kỵ húy tiếng Việt, có những đặc điểm như sau:

+ Nội dung kỵ húy đơn giản hóa và thay đổi. Nội dung của kỵ húy thời cổ ở Việt Nam, chủ yếu là kỵ húy tên vua. Xã hội hiện đại vua đã mất theo sự tiêu vong của xã hội phong kiến; đồng thời kỵ húy sẽ gây ra nhiều sai lầm. Vì vậy người Việt đã đơn giản hóa tục kỵ húy. Và hiện nay người Việt giữ tục này là để tỏ lòng kính trọng đối với những người bậc trên trong phạm vi gia đình chứ không phải trong phạm vi xã hội.

+ Phương pháp kỵ húy đơn giản hóa. Tiếng Việt đã qua một quá trình phát triển từ việc dùng chữ Hán đến dùng chữ Quốc ngữ. Do vậy một số phương pháp gắn liền với chữ Hán thì đã biến mất, đồng thời phương pháp kỵ húy vừa phiền phức vừa dễ gây ra sự sai lầm. Cho nên phương pháp kỵ húy đã được đơn giản hóa trong tiếng Việt.

Ngoài tục kỵ húy ra, ngày xưa, người Việt có tập tục đặt tên xấu cho trẻ con, như: cu, đĩ, cò hĩm… làm như vậy để tránh bị ma quỷ nhòm ngó làm trẻ hay đau ốm, khó nuôi. Do vậy đối với trẻ con chúng ta phải kiêng gọi bằng tên chính thức. Nhưng khi trẻ con lớn lên thì chúng ta không nên gọi tên tục của nó, vì những tên tục là những tên xấu.

2.3.2. Việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Việt

Như trên đã nói, đa số ngôn ngữ thô tục không ngòai những từ liên quan đến tình dục, và việc bài tiết. Tiếng Việt cũng như vậy.

2.3.2.1. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục về tình dục trong tiếng Việt

Trong quan niệm của người Việt, quan hệ tính giao mang tính tín ngưỡng, nhưng lại khó mà nói ra. Vì đối với văn hóa nông nghiệp, trồng trọt và sinh dục có bản chất giống nhau đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha), đồng thời hai việc này đều là duy trì cuộc sống của con người. Nhưng đối với quan hệ tình dục người Việt có tâm lý xấu hổ, vì vậy khi nói đến tình dục, người Việt thường dùng những uyển ngữ mà không nói trực tiếp. Những từ như: (85) ―Tính giao‖ (86) ―Quan hệ tính giao‖ (87) ―Âm đạo‖ (88) ―Vú‖ (89) ―Ngọc hành‖

Những từ như vậy bản thân không có ý nghĩa xấu, nhưng vì quan niệm về giới tính của người Việt bảo thủ, những từ này đã trở thành từ kiêng kỵ.

Trong tiếng Việt còn có những từ liên quan đến tình dục thường được dùng trong lời chửi thế. Những từ này là những từ mang ý nghĩa cực kỳ xấu xa, người Việt cho rằng những người sử dụng những từ này là những người vô văn hóa thiếu giáo dục. Chẳng hạn:

(90) ―Địt‖, chỉ sự thải khí thừa trong cơ thể bằng trung tiện, đánh rắm(đây là tiếng địa phương), có một câu chửi bậy dùng từ này ―Cái địt con đĩ mẹ mày.‖ mà tôi thu tập trên mạng.

(91) ―Dái‖, người Việt nói tục có câu ―Cả tổ mày bú dái tao.‖ (92) ―Lồn‖, khi chửi bậy người Việt hay dùng câu ―Lồn mẹ mày.‖ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(93) ―Dịp mịa‖, đây là một từ chửi bậy khá phổ biến, câu ―Dịp mịa mày.‖ là một câu chửi quá phổ biến.1

Ngoài những từ vừa nêu, còn có một số từ chỉ những quan hệ nam nữ không chính đáng cũng bị người Việt kiêng, vì nó cũng là những từ xuất hiện trong lời chửi bậy, mang ý nghĩa không tốt lành. Như:

(94) ―Mất trinh‖, người Việt Nam rất coi trọng trinh tiết của phụ nữ. Trong giao tiếp, đối với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ chưa kết hôn, chúng ta phải kiêng nói từ ―mất trinh‖.

(95) ―Con đĩ‖, từ này là lời chửi rất độc ác đặc biệt là đối với người phụ nữ, chúng ta đã biết người Việt rất chú trọng trinh tiết của phụ nữ, con đĩ là những phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người, từ góc độ đạo đức của người Việt con đĩ là những kẻ bị mọi người coi khinh.

Nhưng trong một số trường hợp, người ta cố tình vi phạm những kiêng kỵ để đạt hiệu quả chửi mắng:

(96) ―Đít‖, ―Chứ ông có nhắm mắt xuôi tay cũng mang mãi cái tiếng xấu bỏ Cách mạng bỏ làng chạy theo bợ đít Mỹ - Diệm.‖[44, 292 (tập II)]

(97) ―Đếch‖, ―Sức quan thì tờ đếch nào là không khẩn.‖[47, 77, (tập I)]

2.3.2.1. Nhận xét việc kiêng những từ thô tục trong tiếng Việt về việc bài tiết tiết

Đối với việc bài tiết, người Việt cho rằng, đó là những vật không sạch, trong nhiều trường hợp đều phải kiêng sử dụng những từ này. Ví dụ như máu kinh nguyệt, trong quan niệm của người Việt máu kinh nguyệt rất ô uế, phụ nữ khi hành kinh không được vào chùa, và phụ nữ Việt Nam thường dùng ―Hôm nay tôi có tội‖ để hình dung hôm nay mình đang thấy tháng. Chúng ta có thể cho rằng người Việt kiêng những từ liên quan đến việc bài tiết chủ yết vì những từ này sẽ khiến người ta có liên tưởng về những sự vật không sạch sẽ. Những từ

1

liên quan đến việc bài tiết mà người Việt kiêng chủ yếu có: Chỉ chất bài tiết:

(98) ―Cứt‖, ―ỉa‖

(99) ―Đái‖, ―nước đái‖ (100) ―Rắm‖

(101) ―Máu lồn‖ (102) ―Tinh dịch‖ Chỉ hành vi bài tiết: (103) ―Đi ỉa‖, ―ỉa chạy‖ (104) ―Đi đái‖

(105) ―Đánh rắm‖ (106) ―Kinh nguyệt‖ Chỉ nơi bài tiết: (107) ―Nhà xí máy‖

Những từ này khi sử dụng trong quá trình giao tiếp với người Việt sẽ khiến người ta nhận rằng người nói không lịch sự và vô văn hóa. Bình thường người Việt không nói thẳng những từ ngữ này, thường sử dụng những uyển ngữ thay cho chúng. Đặc biệt là khi ăn cơm, người Việt cực kỳ kiêng nói những từ ngữ liên quan đến việc bài tiết.

Những từ kiêng kỵ thuộc phần này có những đặc điểm như sau:

+ Những từ kiêng kỵ liên quan đến tình dục do tâm lý xấu hổ tạo ra là những từ vốn chỉ một số hiện tượng hoặc một bộ phận cơ quan sinh lý của con người, đây tòan là những điều tự nhiên, nhưng vì quan niệm về tình dục của người Việt khá bảo thủ nên họ đã kiêng kỵ những từ này.

+ Trong một số trường hợp đặc biệt, người ta cố tình dùng những từ kiêng kỵ để đạt mục đích nguyền rủa. Nhưng trong đa số trường hợp người ta kiêng những từ thuộc loại này, vì họ sợ là mình không văn minh.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 48)