Việc kiêng sử dụng các từ có nghĩa không tốt lành trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3.Việc kiêng sử dụng các từ có nghĩa không tốt lành trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có câu ―có thờ có thiêng có kiêng có lành‖, người Việt Nam cũng cho rằng, khi nói những điều tốt lành thì sẽ gặp tốt lành, khi nói những điều không may mắn thì sẽ gặp tai nạn. Do tâm lý như vậy, trong cuộc sống hàng ngày người Việt rất kiêng nói những từ không tốt lành.

Con người sinh ra và chết đi là một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại được. Tuy vậy đối với người Việt Nam, sự ra đi vĩnh viễn của một con người lại mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Nói đến cái chết là gợi lên sự bi thương, đau xót… Vì vậy trong tiếng Việt, ―chết‖ là một từ mang nghĩa không tốt lành nhất.

(108) Khi ăn Tết (âm lịch), người Việt kiêng nói những từ không tốt lành, từ thứ nhất trính là từ ―chết‖. Vì người Việt tin rằng, Tết là sự mở đầu của một năm, là thời gian quan trọng nhất trong một năm. Lời nói và hành vi trong những ngày Tết sẽ ảnh hưởng đến cả năm. Trong Tết nói ―chết‖ sẽ khiến gia đình có người chết.

(109) Trong lễ cưới, người Việt cũng kiêng nói từ ―chết‖, vì người Việt tin rằng khi nói từ ―chết‖ trong lễ cưới, hai người vợ chồng sẽ không thể đầm ấm, và có khả năng có một người sẽ chết rất sớm.

(110) ―Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?‖ [44, 294, (tập I)]Trong ―Chí Phèo‖ của Nam Cao, Thị Nở cũng biết nói ―chết‖ là ―nói dại‖. Qua ví dụ này, chúng ta cũng có thể cho rằng từ ―chết‖ là một từ có nghĩa không tốt lành.

Những từ liên quan đến cái chết cũng bị người Việt kiêng.

(111) Khi đi trên xe, trên đò, thuyền… người Việt kỵ nói đến những chuyện về tai nạn đường bộ, đường sông. Ví dụ là ―đổ xe‖, ―đổ tàu‖… Vì họ sợ bị ám ảnh bởi những câu chuyện đó, hoặc cho rằng đó là điềm gở. Người lái xe

sẽ kiên quyết từ chối chuyên chở những hành khách vi phạm điều kiêng kỵ này. (112) Người Việt kỵ từ ―ốm đau‖, vì ốm đau trực tiếp liên quan đến cái chết. Khi người Việt bị ốm thường kiêng trực tiếp nói bị ốm mà phải dùng những uyển ngữ thay thế.

Ngoài những từ liên quan đến cái chết, trong tiếng Việt người ta còn kiêng những từ không tốt lành khác.

(113) Vào ngày 1 Tết (âm lịch), người Việt kiêng cãi chửi nhau, vì người Việt tin rằng nếu trong ngày 1 Tết cãi chửi nhau, thì cả năm gia đình đều sẽ không thể thuận hòa. Những từ thường là những từ mang nghĩa thô tục(xem phần việc kiêng những từ thô tục).

(114) Những từ mang nghĩa tách rời. Trong lễ cưới, người Việt kiêng nói những từ mang nghĩa tách rời, như: ―phân ly‖, ―đứt đoạn‖, ―gãy gánh‖, ―chia tay‖… Vì những từ mang ý nghĩa này có thể làm hôn nhân sẽ tan vỡ hoặc sẽ mang điềm gở cho hai vợ chồng mới cưới.

(115) ―Phá sản‖. Đối với những người làm buôn bán, khi mới mở hàng, người Việt rất kiêng nói từ ―phá sản‖, vì người Việt cho rằng khi mở hàng có người nói từ ―phá sản‖ sau này làm buôn bán sẽ không thuận lợi, dễ bị phá sản.

(116) ―Khỉ‖, ―hổ‖, ―cừu‖, ―báo‖. Người buôn bán Việt Nam còn kiêng những từ ―khỉ‖, ―hổ‖, ―cừu‖, ―báo‖, vì sợ hàng không bán được.

(117) Nông dân Việt Nam khi trồng trọt rất kỵ người khác nói điềm gở với mùa màng của mình, vì sợ không thu được nhiều sản phẩm.

(118) ―Mèo‖: khi đi câu cá, người Việt kiêng nói từ ―mèo‖, vì sợ không câu được cá.

(119) Người Việt kiêng số 3(―ba‖), và cho rằng số 3 sẽ đem lại sự bất hạnh, chẳng hạn, người Việt kiêng ba người cùng chụp ảnh vì người Việt tin rằng người thứ ba sẽ có tai nạn. Trong tiếng Việt có câu rằng: ―Tam nhân đồng hành tất hữu sự.‖

(120) Kiêng khen trẻ con. Đối với trẻ con, trước đây, người Việt có tục là kiêng khen trẻ ―đẹp‖, ―dễ thương‖, ―mập‖ hay ―bụ bẫm‖. Vì quan niệm của

người Việt là khen trẻ như vậy là đã quở quang trẻ, làm cho trẻ suy sút, đau ốm. Tuy ―đẹp‖, ―dễ thương‖, ―mập‖ hay ―bụ bẫm‖ là những từ tốt lành, nhưng vì tập quán của người Việt như vậy, đã trở thành những từ không may mắn.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 57)