Việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán dƣới xã hội hiện đại

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 30)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.2.Việc kiêng gọi tên trong tiếng Hán dƣới xã hội hiện đại

Theo sự phát triển của xã hội, tục kỵ húy liên quan đến vua đã được dân tộc Hán xóa bỏ, nhưng tục kỵ húy trong gia đình thì vẫn được tồn tại song đã được đơn giản hóa, nhiều khi chỉ là biểu thị tấm lòng kính trọng đối với những người bậc trên. Cũng có rất nhiều gia đình đã bỏ tục này. Tình hình cụ thể là:

Dân tộc Hán hiện đại chỉ đặc biệt kiêng tên của con cháu trùng với tên của bố mẹ bà ông. Chẳng hạn,

(12) Trong gia đình nếu tên của ông nội là ―山(Sơn)‖, thì tên của con cháu

kiêng dùng chữ ―山(sơn)‖, cùng với những chữ đồng âm và hài âm như ―珊

(San)‖,―杉(Sam)‖ ―叁(Tam)‖...

So với thời cổ, hiện tượng kiêng gọi tên trong tiếng Hán hiện đại đã có những đặc điểm:

+ Số lượng kiêng gọi tên đã giảm rất nhiều, và nội dung cũng có thay đổi. Ở triều Tống, có 325 chữ cơ bản liên quan đến việc kỵ húy về vua, có nghĩa là người dân phải kiêng ít nhất 325 từ. Hiện nay thì người Trung Quốc chỉ kiêng tên của những người bậc trên trong gia đình, để tỏ lòng tôn trọng đối với những người bậc trên mà thôi.

+ Phương pháp kỵ húy đã được đơn giản hóa. Hiện nay ở Trung Quốc người ta chỉ không sử dụng tên của những người bậc trên trong gia đình đặt tên

cho mình hoặc cho con cháu.

Tóm lại, tục kỵ húy hiện đại không nghiêm khắc bằng thời cổ, được đơn giản hóa hơn.

Ngoài kỵ húy những người bậc trên, về mặt tên gọi, người Trung Quốc còn có một số kiêng kỵ như sau:

Người Trung Quốc thích đặt tên tục cho trẻ em, vì cho rằng trẻ em có tên xấu thì dễ nuôi dưỡng, không dễ bị ốm hay chết. Có thể nói nhiều người đều có tên tục, nhưng khi trở thành người lớn, chúng ta kiêng nói tên tục của mình, một mặt là gọi tên tục là không lịch sự, vì tên tục thường là những tên xấu, như ―狗 娃 cẩu oa(con của chó)‖, ―二狗 nhị cẩu(chó thứ hai)‖..., mặt khác là người

Trung Quốc cho rằng nói tên tục của mình thì tên tục sẽ bị quỷ thần biết, sẽ mất linh hồn của mình.

Một phần của tài liệu So sánh hiện tượng kiêng kỵ trong tiếng hán và tiếng việt (Trang 30)