Đoạn trích và Sử thi trong đời sống văn hóa cộng đồng ngườiTây Nguyên

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 37)

8. Kết cấu luận văn

1.2.1.2. Đoạn trích và Sử thi trong đời sống văn hóa cộng đồng ngườiTây Nguyên

Sử thi Tây Nguyên là thể loại văn học đặc sắc nhất, miêu tả phong phú đời sống văn hóa của dân tộc bản địa Tây Nguyên. Bàn về Sử thi Tây Nguyên, GS. TS Nguyễn Duy Qúy khẳng định giá trị văn hóa, tầm quan trọng của việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: “Sử thi hay có người còn gọi là trường ca, anh hùng ca là mọt giá trị văn hóa tinh thần lớn trong di sản văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên và của đồng bào cả nước...”, “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện

31

nay, gắn văn hóa với phát triển, thấy rõ vai trò quan trọng của văn hóa đối với phát triển bền vững của đất nước” [51, tr.23-24]

Trong công cuộc khai phá thiên nhiên, sản sinh loài người các vị thần như Bà Tung, Ông Y Tung, Ông Y Tang... có công khai thiên lập địa, tạo ra loài người và các dân tộc khác nhau ở Tây Nguyên. Nhưng đến Sử thi, những nhân vật khai thiên lập địa, xây dựng buôn làng không hoàn toàn mang những yếu tố thần kì mà đan xen những yếu tố xa hơn hiện thực. Các buôn làng đầu tiên của dân tộc M’ Nông được xây dựng lên là nhờ các nhân vật chính Bông, Rõng Tiãng, cuộc sống và hành động của họ không đơn lẻ, không mang tính cá nhân, họ tạo nên đất, đường núi, cây cối. “Chưa có đường Bông Rõng tự tạo. Khi qua núi họ chặng dây mây. Chưa có đất họ tự tạo nên” [ 72, tr. 55]. Nghệ nhân dân gian đã mô tả công cuộc xây dựng vô cùng kì diệu: “Một nắm đất, Bông đắp núi NamBrah. Một nắm đất Rõng đắp núi Nâm Veng. Một chén đất đắp dãy Yau Ung. Một lưỡi rìu đắp đồi Glung Ma Jơi” [31, tr. 29].

Cuộc hành trình đầy gian lao vất vả càng khẳng định sức mạnh, lòng dũng cảm cũng như mơ ước, tài năng chinh phục thiên nhiên của người anh hùng trong Sử thi M’Nông. Mỗi bước chân của người anh hùng trải qua là sức mạnh giúp họ vượt qua khổ ải để mang lại mầm mống của sự sống: “Nóng đên khó thở, lở da”, “Qua bàn tay của Bông, Rõng thiên nhiên cằn cỗi trở nên tươi mắt, màu mỡ” [31, tr. 40]

“Văn hóa buôn làng” là nét đẹp tiêu biểu của dân tộc Tây Nguyên. Những

căn nhà rông nhà dài ở Tây Nguyên thể hiện nét đẹp đặc thù bởi nghệ thuật tạo hình, đó là biểu trưng văn hóa buôn làng, thể hiện khát vọng ý chí và thịnh vượng của buôn làng. Nếu mái đình của người Kinh ở miền xuôi thể hiện sự gần gũi thân thiết và linh thiêng thì nhà rông ở Tây Nguyên cũng thế, nơi đây diễn ra bao điều kì lạ với người Tây Nguyên, các thế hệ trong gia đình cung chung sống dưới một mái nhà, mỗi người được san sẻ niềm vui, được nương tựa vào nhau cùng vượt qua những khó khăn. “Khi một gia đình thiếu ăn, cả buôn làng mang gạo thịt, muối đến cho ăn. Đi San được thú người ta đem biếu cả làng” [21, tr. 77] Nét đẹp trong văn hóa gaio tiếp của người Tây Nguyên ở buôn làng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Họ chia sẻ nỗi buồn bằng tấm lòng chân thật, bằng tình thương vô hạn. Đối với

32

người Tây Nguyên, đây là chuẩn mực của giá trị đạo đức, đạo lí và nguyên tắc sống trong cộng đồng buôn làng.

“Văn mình nương rẫy” thể hiện sinh động trong sử thi Tây Nguyên, những

địa danh được miêu tả trong sử thi luôn luôn gắn bó với đời sống sinh hoạt cộng đồng như: dựng làng, San bắt, làm rẫy... “Họ đến bến nước làng Mtao - Mxây, tràn vào khu đất dựng làng, làm rẫy, khu đất bắt cá, khu đất làm vườn. Làng Mtao - Mxây khum khum, rẫy cũng khum khum, đường đi lại thoai thoải lên, thoai thoải xuống”. Những công việc hàng ngày mang tính tập thể cao, tất cả họ hàng, khách khứa từ các làng đều được mời vào ăn cơm và chia thức ăn cho nhau” [56, tr. 11]. Lễ hội này mang đậm dấu ấn tâm linh, đồng thời thể hiện sâu rộng đến các ngành mang dấu ấn văn hóa đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên như nghệ thuật cồng chiêng, nghệ thuật điêu khắc,... Đặc biệt là mối quan hệ đậm nét nhân văn được miêu tả qua lễ hội.

“Tục tiếp khách” được miêu tả chi tiết trong sử thi. Qua cách mời, dọn cơm

đãi khách... thể hiện sự kính trọng của chủ nhà đối với khách. Khách đến nhà Hơ Nhí mặc chiếc áo lộng lấy nhất “được trời ban cho”, nàng mặc chiếc váy quý giá này để đón khách. “Hơ Nhí mặc một váy đen điểm hoa ê năm, điểm hoa Hbiê, cái váy từ trên cao ông trời đã ban cho, từ cao ông trời đã thả xuống cho nàng. Nó ánh như sét, loáng như chớp, rọi lên xóm làng những tia sáng muôn màu”. Món ăn ngon nhất được chọn để đãi khách, thức ăn được dọn ra trang trọng bằng chiếc mâm trang trọng nhất. “Đốt một con gà ấp, giết một con gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa ê pang, sáng như ánh mặt trời. Rồi nấu cơm nấu thật nhanh. Nấu thật nhanh. Mới dập miếng trầu đã xong. Nấu xong đưa cơm ra, dọn lên một chiếc mâm đồng chạng, và mang ra phòng khách” (Đăm San) [42, tr. 320]. Lây rượu ngon nhất, đựng trong ché quý nhất “Lấy chum rượu ngon nhất, thứ rượu chôn trong đất đã tám năm, chum rượu to phải khiêng với năm đòn và ba người nâng ở dưới” (H’ Âng) [42, tr. 230].

“Văn hóa cồng chiêng” gắn với đời sống văn hóa của dân tộc Tây Nguyên,

là nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội, lễ cúng tế. Cồng chiêng được sử dụng trong những buổi tiếp khách. Trong sử thi Đăm San, tình cảm của chủ nhà đối vớikhách được thể hiện qua việc chọn và đánh chiêng “Đánh những cái chiêng kêu nhất, những chiêng thật ấm tiếng. Đánh lên! Cho tiếng chiêng lan ra khắp xứ! Đánh

33

lên! Cho tiếng chiêng lòn qua sàn xuống dưới đât. Đánh lên! Cho tiếng chiêng vượt qua mái nhà vang lên đến tận trời. Đánh chô khỉ quên ôm chặt vào cành cây, cho ma quỷ cũng quên không làm hại người ta, đánh cho chuột, sóc quên đào lỗ, cho rắn nằm ngay đơ”. Tiếng chiêng cất lên hòa vào không gian Tây Nguyên, tạo âm hưởng trầm bổng, tạo sức mạnh vô song. Cảnh tiếp khách diễn ra như một ngày hội, kéo dài nhiều ngày, khách được tiếp đón trong khí hồ hởi, thể hiện niềm vui vô tận của dân làng. Cuộc sống của họ không còn mệt nhọc mà thay vào đó là tiếng cười đầy ắp tình yêu thương. Đây là nét văn hóa ứng xử tốt đẹp, bắt nguồn từ tinh thần cộng đồng, tinh thần đồng cam cộng khổ “chia ngọt sẻ bùi”, và cũng là thước đo giá trị thẩm mỹ của mỗi con người trong cuộc sống.

“Chế độ xã hội mẫu quyền” là chế độ xã hội đặc trưng của Tây Nguyên.

Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, họ không chỉ chủ động trong hôn nhân mà còn thể hiện quyền lực trong gia đình. Dấu ấn của chế độ xã hội này

được miêu tả đa dạng trong các sử thi, vd: trong Đăm San, người quyết định đưa lễ

cưới đến nhà Đăm San không phải là chú hay bác của Hơ nhí mà là Hơ nhí chọn để cưới chồng. Cúng năm chum rượu và một trâu nân cho ông bà đã chết. Nên cũng bảy chum rượu và một trâu đực cho sức khỏe anh Đăm San” [42, tr. 328]. Trong sử

thi M’ Nông lời nói của em gái Bông là thể hiện uy quyền của phụ nữ: “Anh đừng

có đùa với trời nhé!”. Tuy in đậm nét lạc hậu của xã hội mẫu quyền xuất hiện ở thời kì tiền giai cấp, nhưng chế độ xã hội này còn giữ được nét đẹp văn hóa trong hôn nhân đó là: hôn nhân một vợ một chồng “ Bây giờ thì xét đã thành của Biaret rồi, các con muốn giành lấy sao được. Không nên thế, bởi mỗi người chỉ có được một vợ, một chồng thôi” (Lời của bố Bokkeidei trong sử thi Đăm Noi) [72, tr. 127]

Tóm lại sử thi Đăm San gắn liền với đời sống văn hóa dân tộc Ê đê nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung (Khan Đăm San trong ngày lễ). Sử thi Đăm San là “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với dân tộc Tây Nguyên (đặc biệt là dân

tộc Ê đê), những hình ảnh quen thuộc trong sử thi xây dựng người anh hùng bất tử đối với dân làng Tây Nguyên (Đăm San chặt cây thần smuk, Đăm San đánh thắng tù trưởng Kên Kên (Mtao Grư) và từ trưởng Sắt (Mtao - Mxây), Đăm San đi bắt Nữ thần Mặt trời).

34

Rất tiếc là trong dạy- học sử thi hiện nay,việc khai thác yếu tố, “cửa ngõ”

của sự tiếp nhận tác phẩm văn chương còn là vấn đề mới mẻ. Vậy nên khitìm hiểuvị trí của đoạn trích, hay toàn bộ thiên sử thi trong đời sống văn hóa cộng đồng người Tây Nguyên trong quá trình dạy học sử thi mới có thể tiếp nhận giá trị toàn vẹn của tác phẩm trong nhà trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)