Những yêu cầu có tính nguyên tắc

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 51)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc

2.2.1.1.Bám sát đặc trưng sử thi và sử thi Tây Nguyên

Sử thi là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.

45

Có hai loại sử thi là sử thi anh hùng và sử thi thần thoại. Trong đó sử thi

Đăm San thuộc loại sử thi anh hùng. Vậy khi dạy học thể loại sử thi này cho HS

THPT chúng ta cần giúp các em phải bám sát vào đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng (sử thi Tây Nguyên) tức là cần phải đi làm rõ về: đề tài, chức năng, thi pháp, và phương thức diễn xướng.

* Đề tài: Sử thi anh hùng hướng đến 2 đề tài chính: hôn nhân và chiến tranh Trong 2 loại đề tài nói trên, đề tài chiến tranh chiếm đến 80% trong tổng số tác phẩm sử thi sưu tập (16/19 tác phẩm). Trong loại sử thi về đề tài chiến tranh, nhân vật anh hùng trung tâm thường thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu: làm lụng, lấy vợ và đánh giặc. Trong ba nhiệm vụ này, nhiệm vụ đánh giặc chiếm thế mạnh tuyệt đối. Nổi bật ở các sử thi anh hùng các dân tộc Tây Nguyên là những cuộc chiến tranh diễn ra quyết liệt, liên miên, dai dẳng giữa các buôn làng. Các cuộc chiến tranh đều hướng đến mục đích trực tiếp trước mắt: giành lại vợ, đòi nợ và trả thù. Nhưng bên cạnh và vượt lên trên các mục đích trực tiếp đó, các cuộc chiến tranh đều có mục đích chung: lấy của cải, thu phục tôi tớ và dân làng, mở rộng địa bàn ảnh hưởng.

Tóm lại, đề tài chiến tranh là đề tài giữ vai trò chủ đạo trong sử thi anh hùng, với nhân vật chính là nhân vật anh hùng, người chiến đấu vì sự giàu có, phồn thịnh và yên vui của buôn làng. Đề tài chiến tranh với việc ca ngợi chiến công của người anh hùng, tiêu diệt kẻ thù tước đoạt người yêu, kẻ thù đánh phá cuộc sống yên lành và lao động sản xuất của buôn làng, từ đó nhằm nêu cao chủ đề: Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, đồng thời qua đó khẳng định một cách đầy tự hào sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng đồng.

* Chức năng

Trường ca Tây Nguyên ở khía cạnh nào đó, được coi như là những biên niên sử về quá trình hình thành và phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống cộng đồng của cư dân các tộc người trên dãy Trường Sơn. Vì vậy, nó mang trong mình tính sử thi.

Lựa chọn và xây dựng các hình tượng nhân vật: có thể có một người, nhưng cũng có thể gồm nhiều người, đan xen quanh những nhân vật chính đó là cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt cộng đồng các tộc người Tây Nguyên. Các trường ca đã thể hiện những ước mơ ngàn đời nay của chung tất cả những cư dân canh tác lúa rẫy là mong mỏi có một cuộc sống bình an, không bị các thế lực xấu hãm hại, có hạnh

46

phúc lứa đôi và một thiên nhiên trù phú để tạo dựng nên đời sống vật chất của buôn, plei không chỉ dồi dào, no đủ, mà còn giàu có; tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của ông bà…

* Thi pháp

- Nhân vật anh hùng

Để ca ngợi người anh hùng lí tưởng, trong khan Ê-đê các nhân vật Đăm San, Đăm Di, Xinh Nhã, Đăm Tiông…được mô tả là những tù trưởng giàu mạnh, là người anh hùng lý tưởng của thời đại. Đó là lý tưởng về một mẫu người khỏe đẹp, có tài năng xuất chúng. Họ biết sống vì sự sống còn của cộng đồng, với ước mơ lớn lao chinh phục thiên nhiên và cải tạo xã hội.

Nhưng vẻ đẹp, tài năng và sức khỏe của các dũng sĩ có thể trở nên tuyệt vời, khi ở họ có sẵn lòng dũng cảm, kiên cường bất khuất trước mọi kẻ thù để bảo vệ sự sống của cộng đồng. Đó là một đức tính cao đẹp nhất của người dũng sĩ.

Không phải ngẫu nhiên mà trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường bất khuất được coi là đức tính cao đẹp nhất của các dân tộc Tây Nguyên nói chung, và các dân tộc Ê-đê nói riêng. Chủ đề về trí thông minh lòng dũng cảm đã xuất hiện từ lâu và khá phổ biến trong văn học dân gian của người Tây Nguyên. Đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng của người Ê-đê, trí thông minh, lòng dũng cảm được coi là một đức tính đáng yêu, một chuẩn mực cần vươn tới.

Ở trong một xã hội và trong một thời đại luôn có chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để tranh giành của cải, nô lệ và phần đất cư trú, thì là điều tất nhiên trí thông minh, lòng dũng cảm được cộng đồng đề cao hơn tất cả. Để rồi từ đó lý tưởng hóa nó lên thành những mẫu người như: Đăm San, Đăm Di, Xinh Nhã, Đăm Tiông… Đó là những dũng sĩ chỉ biết quên mình cho sự sống còn, phồn vinh của cộng đồng. Khi có giặc thì họ xông pha trên chiến trận dũng cảm như một thiên thần. Khi bình yên thì họ tổ chức đi rừng tìm vùng đất trù phú, khai khẩn đất đai, mở rộng vùng đất cư trú của cộng đồng.

Không những các anh hùng trong khan Ê-đê chỉ giỏi gươm đao trong chiến trận, mà trong lao động sản xuất xây dựng cuộc sống cộng đồng, các dũng sĩ càng tỏ ra thông minh sáng tạo. Đó là hình tượng Đăm San dẫn cả đoàn tôi tớ đông như bầy

47

mối, bầy kiến đi tìm vùng đất mới để làm rẫy trồng bắp, lúa và cùng đi San thú, xuống sông bắt cá, khi mùa mưa đến thì chàng lên trời xin thóc về gieo.

Còn Đăm Di thì cùng các em trai và già trẻ trong buôn vào rừng San bắn, tìm hoa quả quý và vùng đất mới để định cư. Cảnh đi rừng của họ rộn ràng nhộn nhịp như đi hội.

Và chàng Đăm Tiông thì cùng ba em trai của mình phát bảy cánh rừng, bảy ngọn đồi để trồng bắp, lúa. Họ còn đánh nhau với lũ khỉ có phép nhiệm màu để bảo vệ mùa màng và hạnh phúc của cộng đồng.

Hình tượng tuyệt vời của các chàng dũng sĩ trong khan Ê-đê về lao động sản xuất, khai thác lâm sản quý của núi rừng cũng là ước mơ của cộng đồng người Ê-đê về chinh phục thiên nhiên bắt thiên nhiên phục vụ con người. Nó là một bài ca đẹp về sức mạnh con người trước núi rừng hùng vĩ.

Hình tượng người anh hùng càng đẹp hơn, khi họ dám một mình đứng ra chống lại uy quyền của chế độ mẫu hệ. Điển hình là chàng Đăm San đã dám cả gan chống lại tục chuê nuê của cộng đồng.

Tóm lại, các anh hùng dũng sĩ được mô tả trong khan Ê-đê là những mẫu người lí tưởng: có vẻ đẹp và sức khỏe, có trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường bất khuất. Họ không chỉ biết giành chiến thắng trên chiến trận mà còn biết lao động sản xuất, chinh phục núi rừng thiên nhiên. Họ có vai trò quan trọng là thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, đem lại hạnh phúc cho mọi thành viên trong xã hội, mãi mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

- Thời gian trong sử thi chủ yếu là thời gian quá khứ, không gian trong sử thi là không gian chiến trận

Sử thi – khan được hình thành và phát triển vào giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy để tiến tới một xã hội khác văn minh tiến bộ hơn của xã hội cũ. Thời

kỳ ra đời đó được gọi là “thời đại anh hùng” kể về cuộc đời và sự nghiệp của người

anh hùng. Từ đó, ta thấy được bức tranh toàn cảnh cuộc sống của nhân dân dưới hình thức kể chuyện anh hùng thời quá khứ trong sử thi anh hùng.

Nếu thời gian trong sử thi chủ yếu là thời gian quá khứ thì không gian trong sử thi là không gian chiến trận. Vì sử thi ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh giữa các thị tộc, bộ tộc để giành đất sống xảy ra triền miên. Và tư thế người anh hùng đã

48

được xây dựng nên từ trong những cuộc chiến tranh đó. Đây là thời kỳ lịch sử mà Ăngghen nói: “chiến tranh và tổ chức để tiến hành chiến tranh bây giờ đã trở thành những chức năng thường xuyên trong sinh hoạt của nhân dân”, “chiến tranh đã trở thành một nghề thường xuyên”.

Không gian chiến trận còn thấy trong chiến tranh đòi nợ và trả thù, tiêu biểu là Xinh Nhã. Một không gian chiến trận diễn ra giữa Giarơ Bú và Xinh Nhã. Giarơ Bú mới vừa giơ lên, khiên đao hắn đã bị vỡ tan từng mảnh. Còn Xinh Nhã thì múa kiếm mạnh đến nỗi gió bay như bảo táp “Xinh Nhã múa phái trước, một mái nhà tranh bay theo gió, múa phía sau, một mái nhà tranh bay theo bão. Nhà Giarơ Bú nghiêng đằng Tây ngã đằng Đông. Gió từ núi Mơđan tới, bão từ núi Hơmu đến, thổi xô nhà cửa của làng Giarơ Bú. Gà heo bay như lá rụng, nước suối dâng, trôi cả gà, trâu, bò và nô lệ của Giarơ Bú”. Xinh Nhã đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu. Chàng kêu gọi nô lệ và dân làng đi theo mình, lấy của cải rồi cùng với mẹ và nàng HơBia Plao trở về quê nhà.

- Nghệ thuật kể chuyện

Lối kể chuyện trong sử thi một mặt tuân thủ trật tự trước sau của sự kiện tính nghiêm ngặt của sử thi về thời gian - chiều dọc, một mặt là sự giãn nở theo bề mặt của không gian của từng cảnh được mô tả - chiều ngang. Tính trì hoãn sử thi cả về không gian lẫn thời gian như thế khiến cho sử thi, trong khi kể về một cuộc chiến đấu cụ thể, được tiến hành bởi một cá nhân anh hùng là Đăm San, vẫn không nên bao quát từng chi tiết của cuộc sống. Từ những chi tiết rộng lớn như những quả núi ba lẫn rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung, gió như lốc, chòi lẫm đổ lăn lóe… đến những chi tiết nhỏ nhất như vết máu của những oan hồn dính lên cây giáo của người anh hùng, những chi tiết chạm trỗ, đẽo gọt nơi hàng hiên hay cầu thang nhà một tù trưởng giàu có, cho đến cả các loại ché, loại trống, loại cồng, loại chiêng, cùng những món ăn, đồ đựng… được sử dụng trong các cuộc nằm ăn uống tháng ở một buôn làng thịnh vượng, đang giàu lên.

- Kết cấu

Kết cấu của sử thi theo lối chương hồi. Gồm nhiều chương, nhiều khúc ca xâu chuỗi lại với nhau. Kết cấu này tuân theo trình tự thời gian, không gian nó giống như một tiểu thuyết chương hồi. Mỗi chương hồi ở đây đều thể hiện trọn vẹn một sự

49

việc, một câu chuyện, một chiến công của nhân vật anh hùng thời đại. Những sự mô tả được sắp xếp một cách logic, dồn dập từ thấp đến cao, các sự kiện được sắp xếp chặt chẽ, giàu trí tưởng tượng để tạo thành một tác phẩm lớn hoàn chỉnh.

*Phương thức diễn xướng

Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm, nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4 - 5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Sử thi được truyền tải đến người nghe thông qua hình thức hát, kể, diễn xướng

của nghệ nhân. Nghệ nhân kể, hát sử thi được coi là “báu vật sống” của dân tộc, họ

là nghệ sỹ tổng hợp, là người sáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, họ cũng là diễn viên tài năng, có thể diễn giọng nữ, giọng nam, giọng con quỷ, giọng thần tiên... đồng thời là người bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện...

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 51)