Tâm lí tiếp nhận văn chương của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)

8. Kết cấu luận văn

1.1.2.2. Tâm lí tiếp nhận văn chương của học sinh THPT

Giáo trình Lí luận văn học CĐSP (tập 1) do giáo sư Trần Đình Sử chủ biên, định nghĩa: “Tiếp nhận văn chương là hoạt động tiêu dùng, thưởng thức, phê bình văn học của độc giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau. Có sáng tác văn học thì dĩ nhiên có tiếp nhận văn học và chính sự tiếp nhận văn học đã tác động ngược trở lại sáng tác, khiến cho cả hai thực sự góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người trong cuộc sống”.

Quyển “150 thuật ngữ văn học” của Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Tiếp nhận văn chương là một quá trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn…đến sản phẩm sau đọc: cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch”[1, tr. 311].

Từ định nghĩa này, rõ ràng tiếp nhận là một hoạt động của con người mang tính sáng tạo, tham gia vào sáng tạo. Dù tiếp nhận tác phẩm văn học ở mức độ nào, phương thức cơ bản nhất là đọc tác phẩm. Đặc biệt hơn, hoạt động tiếp nhận văn

chương trong nhà trường còn có một số biểu hiện khác biệt. Thứ nhất, môn văn

trong nhà trường mang tính chất nghệ thuật đồng thời nó còn có tính chất môn học..

Thứ hai, hoạt động tiếp nhận văn chương của học sinh diễn ra trong mối liên hệ

tương tác chặt chẽ, thuận lợi. Tầm đón nhận của học sinh trong tập thể tạo nên động

lực thúc đẩy bản thân các em phải vận động để nâng cao trình độ mình. Thứ ba,

hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh thường xuyên được kiểm tra, củng cố. Hoạt động tiếp nhận của học sinh là một quá trình hoạt động tiếp nhận có phương pháp, có lí thuyết định hướng.

Học sinh ở lứa tuổi 15-17 có sự phát triển mạnh mẽ về thể lực, trí tuệ và tình cảm. Với sự phát triển này các em hoàn toàn có khả năng tư duy trừu tượng và

26

tưởng tưởng tái hiện. Khi đứng trước cái đẹp, cái hay, cái lạ của sự vật hiện tượng hay một tác phẩm văn chương, học sinh có sự nhận thức, nhạy bén, tinh tế hơn. Năng lực cảm thụ cái đẹp phát triển cao hơn, cách nhìn nhận đánh giá về sự vật hiện tượng đã tinh nhạy, sâu sắc và độc lập hơn. Ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh tự nhiên, xã hội và con người. “Các em muốn tìm hiểu thế giới khách quan vượt ra ngoài những khả năng và sự hiểu biết của mình, muốn tìm hiểu, lí giải những vấn đề trong cuộc sống bằng chính những kinh nghiệm ít ỏi của mình” [25, tr.98]. Những tình huống, sự kiện, số phận của các nhân vật trong tác phẩm tác động đến học sinh, các em luôn băn khoăn, suy nghĩ, đòi hỏi một sự lí giải, phân tích. Chính vì thế, học sinh thường có nhu cầu đối thoại, thích trao đổi, trò chuyện, bày tỏ thái độ với người khác. Các em muốn bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình cho một ai đó và cũng mong muốn có một sự đáp lại, một sự đồng cảm, chia sẻ, hoặc giúp lí giải rõ ràng hơn. Từ đó, tâm lí tự ý thức của học sinh ngày càng phát triển trên cơ sở những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, trí tuệ với tình cảm, vị trí đảm nhận với trách nhiệm được giao. Với ý thức bản ngã đang phát triển khá mạnh, học sinh luôn tìm cách tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức bằng mong muốn trực tiếp lí giải, trình bày ý kiến theo quan điểm riêng của mình.

Biết nhìn nhận đánh giá theo quan điểm là một biểu hiện của tính tích cực, của sự hình thành cá tính sáng tạo trong lĩnh vực tiếp nhận văn học cũng như trong đời sống học sinh; đồng thời cũng là dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt nhận thức, tư duy, nhân cách ở các em. Tuy nhiên, xem xét lại việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay, chúng ta thấy nhu cầu khát vọng và đặc điểm tâm lí nhận thức riêng của bạn đọc- học sinh chưa được quan tâm. Dạy văn chủ yếu mới chỉ quan tâm đến văn bản văn chương, mới chỉ tác động đến nhận thức lí trí mà không rung động được tâm hồn học sinh. Trong giờ văn, học sinh lạnh lùng, thờ ơ với số phận của các nhân vật, xa lạ với nỗi niềm của nhà văn trước số phận con người. Đặc biệt, tiếng nói cảm nhận của học sinh, do không được khuyến

khích, động viên, nên hết sức mờ nhạt. Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, học sinh chỉ

được cảm thụ một chiều: đau đớn trước cảnh chị Dậu phải đứt ruột bán đi đứa con gái thân yêu của mình, còn thắc mắc tại sao chị Dậu không bán mình như thúy Kiều

27

đã bán mình chuộc cha thì không được thể hiện; học Đôi mắt của Nam Cao học sinh

chỉ biết phê phán nhân vật Hoàng theo định kiến, còn những phẩm chất văn hóa rất cao của nhân vật này thì lại bị bỏ qua...

Tiếp nhận văn chương là một hoạt động giao tiếp. Trong đó mã giao tiếp không chỉ là ngôn ngữ thông thường mà lại là ngôn ngữ nghệ thuật.Nhân vật trong hoạt động giao tiếp này là học sinh và nhà văn, nhà thơ. Tác giả thông qua mã giao tiếp tác động đến học sinh, ngược lại, học sinh đọc tác phẩm phải có sự tác động lại tác giả, tức là phải có đối chiếu soi sáng qua nhân sinh quan của mình. Đặc biệt, trong hoạt động giao tiếp văn chương trong nhà trường có người thầy là nhân tố định hướng, thúc đẩy cuộc giao tiếp nghệ thuật diễn ra thành công.

Tóm lại, tiếp nhận văn chương trong nhà trường là một quá trình hoạt động giao tiếp đặc biệt với nhân vật giao tiếp trọng tâm là học sinh.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)