8. Kết cấu luận văn
3.7.2. Nhận xét tiết thực nghiệm
Việc vận dụng hình thức dạy học đối thoại, HS là chủ thể hoạt động, có thể chia nhóm thảo luận đã giúp HS có cơ hộ cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi, thảo luận và tranh luận, lắng nghe ý kiến. Cách học này giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như giao tiếp, hợp tác...
Những vấn đề đối thoại đặt ra trong quá trình dạy học đã thực sự giúp HS bước đầu có ý thức trở thành những người đọc thực sự tích cực. HS đã mạnh dạn phát hiện vấn đề, mở rộng vấn đề và đã có những liên tưởng hết sức bất ngờ. Chẳng hạn trong qua trình đối thoại về nhân vật trong tác phẩm, một số HS đã phát hiện được thêm một số nét đặc sắc trong nét khắc họa nhân vật trong Sử thi; vd: Nhân vật “ông Trời” qua đối thoại các em phát hiện được rằng đây là nhân vật phù trợ, cũng như ông Tiên, ông Bụt trong truyện cổ của người Kinh. Nhưng đó chỉ là phù trợ còn quyết định chiến thắng vẫn phải là Đăm San... Khi đối thoại về ý nghĩa cộng đồng trong cuộc chiến đấu giữa Đăm San với Mtao - Mxây, nhiều HS cũng đã phát hiện được rằng: Đòi lại vợ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng. Vì vậy thắng hay bại của người tù trưởng sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả. Cho nên lời dân làng bên phía Mtao - Mxây đều tình nguyện đi với Đăm San cho nên trong Sử thi không nói nhiều về chết chóc mà thường nói về chi tiết ăn mừng chiến thắng...
Đa số các em đáp ứng khá tốt yêu cầu chuẩn bị của GV, dựa vào SGK Ngữ Văn 10 tập 1 và thu thập thông tin trên mạng internet, sách tham khảo... Tuy nhiên kiến thức còn tản mạn chưa được hệ thống tốt; tầm liên tưởng còn bị hạn chế.
95
Chẳng hạn về hình tượng nhân vật Đăm San học sinh còn lúng túng chưa biết liên
tưởng so sánh nhân vật anh hùng này với Rama trong sử thi Ramayana hay Uylitxơ trong Ô đi xê để tim ra cái hay, cái khác trong kho tàng sử thi của mỗi dân tộc khi
khắc họa về nhân vật anh hùng của mình...
Môt số nội dung đối thoại đặc biệt được học sinh thích thú và thảo luận, tranh luận sôi nổi như thái độ của Mtao - Mxây trong các chặng chiến đấu giữa Đăm San với Mtao - Mxây, hay thảo luận về nhân vật Ông Trời chỉ đường cho Đăm San, hình ảnh Hơ nhí ném miếng trầu để tăng sức mạnh cho Đăm San...
Trong các giờ thực nghiệm, không khí lớp học cơ bản đã thoát li được sự đơn điệu thụ động thầy giảng trò nghe- bảng đen phấn trắng thông thường. HS mạnh dạn tham gia tranh luận, bày tỏ quan điểm ý kiến của minh và biết lắng nghe điều chỉnh cảm nhận chủ quan của mình theo sự dẫn dắt của GV. Lớp học về cơ bản khắc phục được tình trạng HS nói chuyện riêng hay không hào hứng theo dõi bài.
Qua các tiết dạy, dự giờ chúng tôi nhận thấy đa số HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, dù một số HS còn thụ động do đã quen với cách học cũ. HS tỏ ra hứng thú và hoạt động tích cực, không khí lớp học sôi động, các HS học lực trung bình cũng mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tranh luận rất sô nổi dù có những ý kiến không hoàn toàn thuyết phục. Đôi lúc trước mỗi vấn đề đối thoại, GV vẫn phải sử dụng nhiều câu hỏi để gợi ý, và đôi khi vẫn phải dùng biện pháp chỉ định để HS tham gia đối thoại...
Với những kết quả đã đạt được như vừa nêu, những tiết thực nghiệm cũng bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục để những giờ dạy đối thoại về sau đạt hiệu quả
tốt hơn. Trước tiên, đó là vấn đề về thời gian. Hầu như tất cả các tiết dạy thực nghiệm đều không thể hoàn thành hết nội dung giáo án chuẩn bị.Thứ hai, là vấn đề
trật tự lớp học. Do chưa có kinh nghiệm tổ chức môi trường đối thoại, có những lúc
trật tự trong lớp chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.Thứ ba là thái
độ của HS trong phát biểu, tranh luận. Do chưa có kinh nghiệm chuẩn bị tâm thế cho HS khi tham gia đối thoại, một số HS có những phát biểu, hoạt động tùy tiện trong tiết học, thái độ thiếu ôn hòa khi tranh luận vói nhau...
Những tồn tại trên cho thấy: trong quá trình tiếp tực hoàn thiện quy trình tổ chức các giờ học đối thoại, những người thực hiện phải bám sát hơn nữa thực tiễn
96
dạy học để có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp. Chẳng hạn, bỏ bớt những vấn đè đối thoại vụn vặt, không cần thiết; biết định hướng kịp thời những phát biểu chưa hợp lí, những thái độ chưa đúng mực của HS; có sự bao quát lớp học để đảm bảo trật tự trong lớp; có cách gợi ý khéo léo mỗi khi HS không hiểu vấn đề, từng bước đưa văn hóa đối thoại vào các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường...
Dù sao qua những tiết thực nghiệm, chúng tôi vẫn thấy rằng HS hoàn toàn có khả năng độ lập tìm hiểu nội dung, tìm hiểu tri thức với sự dẫn dắt của GV, đặc biệt hầu hết HS đều có khả năng trình bày quan điểm của mình trước lớp nếu được động viên, hướng dẫn thích hợp.