Vị trí của trích đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây” trong Sử thi, trong đời sống

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34)

8. Kết cấu luận văn

1.2.1. Vị trí của trích đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây” trong Sử thi, trong đời sống

sống văn hóa các dân tộc và trong nhà trường phổ thông

Trong những ngày hội hè hoặc những đêm không trăng, người Tây Nguyên tập hợp nơi ngôi nhà làng nghe nghệ nhân kể chuyện. Nghệ nhân kể, hát và làm động tác, nhại điệu bộ nhân vật, bắt chước tiếng ríu rít của chim chóc, tiếng đổ ầm ào của thác nước, tiếng gầm của cọp, tiếng rống của voi... Trong ánh đuốc bập bùng, nét mặt và tâm lý người nghe lúc căng lên, lúc chùng xuống theo tâm lí và nét mặt của nghệ nhân, tất cả đang say sưa sống với câu chuyện. Khi lời kể đến đoạn hấp dẫn thì tất cả ngồi im phăng phắc, chỉ còn vang lên giữa tĩnh mịch của rừng khuya giọng kể của nghệ nhân, điểm nhịp cho giọng kể là tiếng thác đổ, tiếng voi

dậm chân dưới hiên nhà, tiếng nai tác từ xa vọng lại. Khan Đăm San, Xinh Nhã,...

cứ thế sống trong lòng người Tây Nguyên biết bao thế kỉ rồi.

Đăm San là một trong những tác phẩm sử thi tiêu biểu nhất của đồng bào Ê-

đê Tây Nguyên và cũng là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Được sáng tạo từ trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, lãng mạn của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên thời cổ đại, tác phẩm là bông hoa rừng đẹp nhất, hào hùng nhất của thể loại sử thi anh hùng được lưu truyền đến ngày nay.

28

Sử thi Đăm San gồm tám chương (theo bản hiện hành rộng rãi nhất), có thể

chia làm bốn phần:

Phần một (Chương 1,2 ): Nối dây: Hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí cho người đi hỏi Đăm San về làm chồng. Đám cưới diễn ra theo tập tục chuê nuê.

Phần hai (Chương 3, 4, 5): Bộ tộc bị đói, Đăm San đưa nô lê lên rừng làm rẫy. Lợi dụng lúc đó lần lượt hai tù trưởng độc ác là Mtao Grư ( tù trưởng Qụa) và Mtao - Mxây (từ trưởng Sắt) kéo đến đánh dân làng Đăm San và cướp vợ chàng. Đăm San trở về, kéo quân đánh tan kẻ thù, vừa bảo vệ hạnh phúc gia đình, vừa bảo vệ sự yên ổn của cộng đồng.

Phần ba (Chương 6, 7): Thực hiện khát vọng trở thành vị tù trưởng hùng mạnh đến mức “thần linh phía Tây, thàn linh phía Đông đều phải nể vì”, Đăm San hết ra lệnh chặt đổ cây smuk (tượng trưng cho vật tổ và ưu thế của thị tộc nhà vợ), lại kiên quyết đi bắt Nữ thần Mặt trời về làm vợ. Nhưng trong việc cầu hôn thì chàng thất bại.

Phần bốn (Chương 8): tức giận vì bị từ hôn, Đăm San lên ngựa ra về. Qua khu rừng Sáp Đen, nơi giáp dưới Trời- Đất, ngựa bị lún bùn sâu. Đăm San chết, hồn chàng biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng. Hơ Âng có mang sinh ra Đăm San cháu là người mà sễ bước tiếp con đường mà Đăm San cậu đã ngã xuống nửa chừng.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)