Đặc điểm tiếp nhận Sử thi một tác phẩm trong giảng đường khác tiếng

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 42)

8. Kết cấu luận văn

1.2.2.Đặc điểm tiếp nhận Sử thi một tác phẩm trong giảng đường khác tiếng

Đối với các bản dịch từ ngôn ngữ của dân tộc thiểu số sang tiếng phổ thông, người dịch với tư cách là người tái tạo lại tác phẩm nguyên bản bằng ngôn ngữ thứ hai phần lớn bằng ngôn ngữ của dân tộc mình hoặc đôi khi bằng một chuyên ngữ khác. Trong khi chuyển dịch ngôn ngữ văn học thiểu số, sự tinh tế và chính xác của ngôn ngữ gốc không còn được bảo lưu nguyên dạng. Cái gì cần giữ và có thể thay

36

đổi để tạo ra bản dịch làm thỏa nguyện tác giả và làm thỏa mãn người đọc thì người dịch đều nghĩ tới và làm. Để thực hiện được nhiệm vụ kép đó, người dịch phải có tài năng song ngữ, đồng thời cũng phải có năng lực văn học, trình độ văn hóa của hai dân tộc của tác phẩm chính bản và tác phẩm thứ bản (bản dịch nghệ thuật). PGS. TS Nguyễn Viết Chữ cho rằng: “Với nhà trường chúng ta cần sử dụng cả hai loại bản dịch”, “Cho đến nay bản dịch trong nhà trường là một yêu cầu gần như có tính nguyên tắc (...). nhưng nếu quả thật không có một bản dịch tối ưu thì việc phân tích giới thiệu trong nhà trường cần hơn là giảng văn (...). Để học được văn học nước ngoài, vấn đề đặt ra là cần có một bản dịch thích hợp. Bản dịch ấy cố gắng bám sát nguyên bản để học sinh được tiếp nhận nguyên vẹn tư tưởng của tác phẩm” [8, tr. 149]

Chất lượng của bản dịch là nhân tố tác động trực tiếp đến người đọc. Dù thế nào đi nữa, chúng ta thấy một sự thật là khi đọc một tác phẩm dịch là nghe hai lời trong một lời, là đọc một phiên bản khác có độ chênh lệch nhiều khi khá lớn. Tuy nhiên ngôn ngữ được dịch ra không phải là một thứ ngôn ngữ ít có khả năng chuyển tải ý nghĩa. Lời dịch phần lớn là dài hơn ngôn ngữ gốc. Ngoài nghĩa chính của sự kiện, hiện tượng được mô tả trong nguyên tác còn có cả ý tưởng, cảm xúc ngôn ngữ nguyên tác, người dịch còn phải sáng tạo và tái tạo hình thức diễn đạt của lời dịch sao cho sự thấu hiểu và đồng cảm diễn ra trên nền một thứ ngôn ngữ mẹ đẻ cũng chính xác, hấp dẫn và đầy cảm xúc nghệ thuật như bất cứ tác phẩm văn chương nào.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 42)