Vẻ đẹp Sử thi qua các đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 45)

8. Kết cấu luận văn

1.2.3.Vẻ đẹp Sử thi qua các đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm

ma buộc tội” (Trích “Ra- ma- ya- na”- Sử thi Ấn Độ)

Sử thi anh hùng là những áng văn tự sự (văn xuôi hoặc văn vần) có qui mô hoành tráng,miêu tả và ca ngợi những người anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người,lập được nhiều chiến công hiển hách,biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cho cộng đồng. Trong chương trình Ngữ Văn Phổ thông, thể loại

này được đưa vào dạy trong văn lớp 10 tập 1 với các đoạn trích tiêu biểu:Chiến thắng Mtao- Mxây, Uy- lit- xơ trở về, Ra- ma buộc tội của ba đất nước khác nhau:

Việt Nam, Hi Lạp và Ấn Độ. Để hiểu rõ thêm về thể loại sử thi anh hùng này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu so sánh vẻ đẹp Sử thi của mỗi dân tộcđược thể hiện trong mỗi đoạn trích.

Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện.Nội dung ấy khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn.

Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi.Vẻ đẹp ấy trước hết toát ra ở ngoại hình.Nhân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất của nggười anh hùng sử thi là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng.

Nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất,của tài năng phi thường.Vẻ đẹp đầu tiên cần phải nhắc đến của người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường.Lòng dũng cảm được coi là pẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi.Bao giờ người anh hùng cũng là những con người có lòng chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt nhất.

39

Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một lý tưởng cao cả, một khát vọng lớn lao.Nếu lý tưởng của người anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi Ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn:họ hướng về điều thiện,về lẽ phải,về đạo lý ở đời.

Và nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộng với sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được nhiều chiến công hiển hách.Chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao,mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng đồng.

Tóm lại, nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần.Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng về sau thì bình dị và gần gũi. Người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.

Chúng ta càng thấy vẻ đẹp của các anh hùng sử thi rõ hơn qua ba sử thi nổi tiếng của phương Đông và phương Tây:

- Đăm San (anh hùng Đăm San) - Ra-ma-ya-na (hoàng tử Ra-ma) - Ô-đi-xê (chàng Uy-lít-xơ)

Cả ba nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng.Ba nhân vật Đăm- San,Ra-ma,Uy-lít-xơ;họ là những nhân vật anh hùng của sử thi Việt Nam, Ấn Độvà Hi Lạp, đều là người đại diện cho cộng đồng,có vẻ đẹp ngoại hình,có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách,biết căm ghét kẻ hung ác,bênh vực người yếu đuốivà biết hi sinh để bảovệ hạnh phúc cho cộng đồng.

Tuy vậy,vì là con đẻ của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và ba tác phẩm khác nhau nên ba nhân vật cũng có nét khác biệt.Ra-ma là hoàng tử, Uy-lít-xơ là anh hùng chiến trận, Đăm-San là tù trưởng. Ba người anh hùng này có sự khác

biệt rõ rệt: Nếu như ở Sử thi Đăm San, nhân vật có khát vọng chinh phục thiên nhiên và là con người của hành động thì trong Ô đi xê, nhân vật mang biểu tượng

sức mạnh của trí tuệ, chinh phục thiên nhiên, khai sáng văn hóa, đồng thời khắc họa

nhân vật qua hành động; ở Ramayana, nhân vật chiến đấu vì cái thiện, danh dự và

bổn phận, tình yêu tha thiết với cuộc đời.

Từ đó ta có thể nhận thấy rằng văn hoá phương Đông đề cao con người cộng đồng còn văn hoá phương Tây đề cao con người cá nhân.

40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC “CHIẾN THẮNG MTAO - MXÂY” (TRÍCH SỬ THI “ĐĂM SAN” CỦA DÂN

TỘC Ê ĐÊ) Ở LỚP 10 THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 45)