Chọn và đối chiếu với các bản dịch

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 43)

8. Kết cấu luận văn

1.2.2.1.Chọn và đối chiếu với các bản dịch

Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường,

PGS. TS Nguyễn Viết Chữ có nêu ra sáu nguyên tắc đối với các bản dịch từ thứ tiếng khác ( nước ngoài, hoặc tiếng dân tộc thiểu số khi dịch sang tiếng phổ thông của dân tộc Việt) đó là:1- nguyên tắc bản dịch thích hợp, 2- đặt tác phẩm vào mối tương quan văn hóa của hai dân tộc, 3- đặt tác phẩm đó vào trào lưu văn học thế giới, 4- nguyên tắc phù hợp với việc đọc hiện đại, 5- nguyên tắc vì người công dân mới, 6- tác phẩm tiêu biểu cho thi pháp tác giả. Trong đó theo tác giả thì ba nguyên tắc đầu tiên là bất di bất dịch không thể thiếu đối với các văn bản từ thứ tiếng khác tiếng phổ thông của người Việt được dịch. “Sáu nguyên tắc trên chỉ là những yêu cầu khách quan để chuẩn bị cho việc lựa chọn nghiên cứu và giảng dạy văn học

37

nước ngoài trong nhà trường phổ thông. Còn một yếu tố nữa mà chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu đó là đặc điểm cảm thụ của học sinh Việt Nam. Đây là một yêu cầu mang tính chủ quan cực kì quan trọng khi tiến hành đưa một tác phẩm vào nhà trường” [ 8, tr. 150].

Chọn và đối chiếu bản dịch là việc làm vô cùng khó khăn. Vấn đề nay không được quan tâm đúng mức sẽ làm cho tác phẩm mất giá trị, dẫn đến việc hiểu không thấu đáo hoặc hiểu sai tác phẩm. Đây là việc làm cần thiết đối với giáo viên khi

chuẩn bị bài soạn và thực hiện bài soạn. Sử thi Đăm San là tác phẩm đặc sắc,

thể hiện đặc tính chung của văn học dân gian như: Tính tập thể, tính dị bản, tính truyền miệng... Những đặc tính của thể loại văn học dân gian ảnh hưởng

đến độ chính xác của bản dịch. Sử thi Đăm San là sáng tác độc đáo của dân tộc

Ê Đê, thể hiện chủ yếu bằng phương thức diễn xướng, vì vậy không thống nhất bản dịch là khó tránh khỏi.

Những năm gần đây việc chọn bản dịch trong nhà trường ngày càng được

quan tâm hơn. Bản dịch Sử thi Đăm San của Nguyễn Hữu Thấu (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988) trong đó có trích đoạn Chiến thắng Mtao- Mxây được đưa vào

chương trình Ngữ văn lớp 10 đầy đủ hơn, thể hiện “tính mỹ từ” hơn, lời của Đăm

San nói với Mtao - Mxây: “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ

dao với ta đấy!”, “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” [39 (1), tr.31]. So với bản dịch của Đặng Văn Lung trích văn học dân gian phần sưu tầm và bản dịch trên, hai bản dịch khác nhau về cách sử dụng từ ngữ. Bản dịch của Đặng Văn Lung, lời của Đăm San nói với Mtao - Mxây có những từ ngữ gần gũi với ngôn ngữ và tính cách đời thường của người dân tộc Êđê hơn: “Mau mau xuống đất để ta chặt đầu”, “Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống. Con lợn dưới đất tao không đâm thì mày tao cũng không đâm” [59, tr.347]. Theo chúng tôi cách dùng từ cảm thán như theo cách dịch trên làm giảm tình huống mâu thuẫn gay gắt giữa Đăm San với Mtao - Mxây. Mỗi bản dịch đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Tuy nhiên cần chú trọng đến bản dịch có độ chính xác cao, bảo đảm nội dung cũng như giá trị ngôn từ trong tác phẩm. Dù lựa chọn bản dịch nào, thì yêu cầu không thể thiếu đó là giá trị thực của tác phẩm. Vì thế giáo viên khi dạy – học văn bản, cần chú ý đến vấn đề bản dịch. So sánh đối chiếu các bản dịch nhằm hiểu đúng tác phẩm, bổ sung những hạn chế của bản dịch.

38

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 43)