Kích thích được khả năng đối thoại trong sự liên tưởng về đặc trưng văn

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 60)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1.3.Kích thích được khả năng đối thoại trong sự liên tưởng về đặc trưng văn

hóa của các dân tộc cụ thể

Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịu khó, thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên- gắn bó hoà đồng; với kẻ thù- không khoan nhượng; với con người- nhân hậu vị tha, khiêm nhường... Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam.

Chiến thắng Mtao - Mxây (trích sử thi Đăm San) là kho tàng quý giá của

cộng đồng người Tây Nguyên, kết tinh từ cội nguồn văn hóa Tây Nguyên. Chính vì vậy khi đưa tác phẩm này vào dạy cho HS THPT cần phải tạo được cho HS sự liên tưởng về đặc trưng văn hóa của dân tộc. Điều quan trọng là mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng dân tộc đều có văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc mình. Vậy để dạy một tác phẩm mang đặc trưng văn hóa Tây Nguyên dạy cho đối tượng HS là dân tộc Kinh, Thái, Mường,... chắc chắn sẽ có sự khác biệt so với dạy học cho chính các em

54

học sinh ở Tây Nguyên. Vậy làm thế nào để gúp HS lĩnh hội được kiến thức từ một bài học mà mang nét văn hóa khác với dân tộc mình thì người GV cần nhanh nhạykích thích được khả năng đối thoại cho HS trong sự liên tưởng về đặc trưng

văn hóa của các dân tộc cụ thể.Vd: dạy họcChiến thắng Mtao - Mxây cho HS người

Kinh thì cần giúp HS liên tưởng đến giữa hai dân tộc Ê đê và Kinh; dạy học cho HS người Thái giúp HS liên tưởng giữa dân tộc Ê đê- Thái... Ở đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ giữa sự liên tưởng đến hai dân tộc Ê đê và Kinh:khi dạy sử thi Đăm San cho học sinh người Kinh thì giáo viên cho các em tìm hiểu về văn hóa của ngườiTây Nguyên, qua đó có sự nhận xét xem sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa người Ê đê và người Kinh như thế nào, để từ đó có tiếp cận văn bản sẽ dễ hơn, bởi bản thân sử thi Tây Nguyên là kết tinh từ văn hóa Tây Nguyên. Cụ thể:

Tục nối dây- chuê nuê của người Tây Nguyên

Đây là một tập tục đã tồn tại từ lâu đời của người Tây Nguyên. Khi người vợ hoặc chồng chết đi thì người còn lại phải lấy người trong dòng họ để tiếp tục cuộc sống vợ chồng, với quan niệm cho rằng có thực hiện đúng “chuê nuê” mới giữ trọn dòng giống của gia đình, của dân tộc, con người mới không bị lẻ đôi. Trong khan

Đăm San của người Êđê, tục lệ này thể hiện rất rõ. Khi bà của H'Nhí chết thì H'Nhí phải là người “nối dây” lấy ông của mình làm chồng, hoặc khi Đăm San chết và

đầu thai vào người chị H'Âng sinh ra Đăm San cháu thì H'Nhí và H'Bhí phải tiếp tục nối dây với Đam San cháu.

Tục cột rượu treo chiêng

Phong tục này thể hiện tính hiếu khách của người Tây Nguyên và cũng là lễ

chào đón một sự kiện trọng đại nào đó. Trong khan Đăm San, tục cột rượu được thể

hiện ở việc gia đình H'Nhí chuẩn bị cưới chồng cho chị em nhà H'Nhí và H'Bhí. Cột rượu còn là một tục lệ mà người Tây Nguyên dùng để cầu may cho khách, hoặc người thân trong gia đình. Đây là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong nếp sống văn hóa hàng ngày.

Chiêng là một loại nhạc cụ quí giá có ý nghĩa trong đời sống tinh thần. Nó chứng minh sự giàu có của một gia đình. Nhà nào có nhiều chiêng, nhiều ché tức,

55

Nhã, Đăm Yông, hay Y Ban...hình ảnh của ché rượu và tiếng chiêng dường như tôn

thêm vẻ đẹp văn hóa, cho cái riêng của con người Tây Nguyên.

Tiếng chiêng được diễn tấu bằng cách gõ chiếc dùi bọc bằng cao su, hoặc dùi gỗ mềm không bọc để tạo ra tiếng chiêng khác nhau. Trong khan Đam San có diễn tả âm thanh này một cách sống động, tựa hồ như đưa người ta quay về với một thời cổ đại oai hùng mang sắc màu thần thoại: “tiếng chiêng lan ra khắp xứ,... tiếng chiêng luồn qua sàn nhà, lan xuống dưới đất !...” và: “tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời...”. Phải chăng, chính những tục lệ văn hóa độc đáo này mà sử thi Tây Nguyên trở nên có ý nghĩa về cả lịch sử lẫn một nền văn học nghệ thuật còn nhiều bí ẩn cần khám phá? Và phải chăng, chàng trai Đam San bỗng trở thành một ngườianh hùng đầy bản lĩnh bởi tiếng chiêng vang dậy núi rừng...

Tục lệ cưới hỏi và văn hóa ứng xử

Theo tập tục này thì đối với họ người con gái là quý nhất, là người nắm giữ vai trò chủ chốt trong gia đình. Người M’Nông có câu hát: “Người vợ giữ nhà, thực hiện những việc lớn lao nguy hiểm...của cải trong nhà do người phụ nữ trông coi. Người không có vợ như nhà không có nóc, như gà không có chuồng. Vậy con gái là quý nhất”...Có lẽ vì vậy mà trong hôn nhân người con gái sẽ làm chủ đối với việc cưới hỏi (hoặc nói theocách của người đồng bào là bắt rể), khác hoàn toàn phong tục của người Kinh.

Sử thi Đam San cũng thấy xuất hiện hình thức cưới hỏi này. Chẳng hạn như

cách nói đối đáp giữa nhà trai, nhà gái với thái độ khiêm nhường khi chuẩn bị cho việc hôn nhân. Trong chi tiết H'Âng chị của Đam San mời khách ăn cơm bằng một cách nói, tự chê cơm rượu của nhà mình: “Mời các anh ăn cơm cho. Cơm tôi có mùi mốc, nước tôi có mùi hôi, thịt gà diều bỏ rơi, và người nấu là một con vẹt, thật là một con vẹt diều tha...” và ngược lại khách cũng chỉ ăn một ít rồi nói: “vì ở nhà chị nên tôi mới ăn nhiều như vậy. Còn ở nhà tôi, một quả dưa chuột tôi ăn đến ba năm. Một quả dưa hấu tôi ăn đến ba đời”...Nghệ thuật phóng đại trở thành khúc biến tấu độc đáo nhất để người Tây Nguyên thể hiện đời sống văn hóa của mình, qua những pho sử thi mang bề dày lịch sử. Bên cạnh đó, trong tục lệ cưới hỏi còn có sự hiện diện của chiếc vòng đồng. Đây là tín vật có ý nghĩa rất thiêng liêng, trọng đại mang tính chất đính ước, một lời giao kết để làm tin giữa nhà trai và nhà gái. Trong khan

56

Đam San và các sử thi, truyện cổ tích của người Tây Nguyênthường xuất hiện tục lệ này. Những gì được người Tây Nguyên phản ánh qua hình thức văn học nghệ thuật, đều xuất phát từ cuộc sống, và nếp sinh hoạt văn hóa cho nên những tục lệ này tồn tại trong các sử thi, cũng là điều dễ hiểu.

Với những gợi mở của vấn đề, chắc hẳn, việc tiếp cận đoạn trích được giới

thiệu trong nhà trường và tác phẩm đặc sắc Đăm San sẽ có thêm một hướng đi mới. 2.2.1.4. Đối thoại về sự hiện đại hóa người công dân lí tưởng từ khát vọng của dân tộc trong Sử thi

Khát vọng lí tưởng của sử thi được truyền tải qua chính nhân vật trung tâm

của nó. Trong sử thi Đăm San thì khát vọng của sử thi, của nhân dân được truyền tải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua những hành động của Đăm San như phá bỏ tục chuê nuê, chinh phục thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống gia đình, đem đến cho cộng đồng mình sự giàu có sung túc lớn mạnh,...

Ở đó là người anh hùng sử thi với ngoại hình phi thường, hành động phi thường, làm nên những chiến công lẫy lừng. Trước hết, Đăm San là người có vẻ đẹp ngoại hình hoàn mĩ theo quan niệm của người Ê-đê cổ đại. Vẻ đẹp của chàng được miêu tả bằng những mĩ từ trang trọng , giọng điệu sùng kính, thái độ ngưỡng mộ, tự hào.

+ Đăm San có giọng nói hào sảng, vang dộng khi ra lệnh cho tôi tớ chuẩn bị lễ vật cúng thần, mời tất cả buôn làng, ra lệnh đánh chiêng trong khắp buôn .

+ Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khoẻ đẹp, đậm chất tự nhiên Tây Nguyên. Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa; bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre .

+ Hình ảnh người anh hùng Đăm San gắn với bộ trang phục đặc trưng của

dân tộc Ê-đê “Anh đóng khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp như các tù trưởng”, “Đăm San quấn vào một cái khố màu sặc sỡ như hoa kơu, chít trên đầu một cái khăn màu ême, trong trang phục ấy, anh có dáng điệu của một tù trưởng trẻ tuổi rất oai hùng”. Còn đây là hình ảnh người anh hùng Đăm Đơroăn với vẻ đẹp oai hùng khi mang trên mình bộ trang phục tuyệt vời: “Đăm Đơroăn đứng trên đồi cao, mình quấn một cái khố màu đen viền chỉ đỏ, mặc một cái áo sắt, trên đầu đội khăn đỏ ”. Bộ trang phục đặc trưng cho vẻ đẹp, sức sống của người Êđê khoác lên các nhân

57

vật anh hùng làm cho họ trở thành những con người vừa quen vừa lạ, vừa bình dị vừa cao cả, hào hùng. Vẻ đẹp hình thức thể hiện qua trang phục chính là dấu hiệu đầu tiên khắc hoạ chân dung nhân vật anh hùng là dấu hiệu lôi cuốn chúng ta đi vào khám phá vẻ đẹp bản chất bên trong của họ.

- Đăm San tràn đầy sức trai được đồng bào Tây Nguyên ca ngợi “là một dũng tướng chắc chết mười ươi cũng không lùi bước. Ngực quấn tréo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến...sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm. Vẫy đôi cánh đại bàng của so sánh và phóng đại, các tác giả dân gian đã tả cận cảnh, cụ thể sức vóc của người tù trưởng kiêu hùng đó. “Bắp chân chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”. Ghê gớm thật! Hùng tráng thật! Đăm San hiển nhiên là con người của chiến công và kì tích. Cây giáo của chàng được miêu tả là “ cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn”! Không phải ngẫu nhiên mà người ta kể và cả sử thi đã dùng những từ “ nghênh ngang”“ngang tàng” để nói về Đăm San anh hùng “ tiếng tăm lừng lẫy”.

- Tài năng khiên đao của chàng: “Đăm San múa cao cây khiên. Tiếng múa giống như gió vù. Anh múa thấp cây khiên. Tiếng múa như bão”. Trong những

chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn “Đánh thắng Mơ-tao Mơ- xây”, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm San. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm San được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với quy mô hoành tráng : mọi người tình nguyện đi theo Đăm San đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiến đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng – của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

- Một Đăm San táo bạo, dũng cảm dám cả gan đi bắt Nữ thần Mặt trời về làm vợ, từng ngang tàng chặt đứt cây linh hồn của H’nhí và H’bhí, vậy mà, khi hai

người vợ ngã gục xuống thì Đăm San oà lên khóc: “Anh vừa chạy về vừa khóc. Đăm San khóc từ sáng đến tối, từ tối suốt sáng. Anh khóc nước mắt chảy ròng đầy một bát, chảy ngập một bát, chảy ngập một chiếu”.

58 - Với tôi tớ của Mtao - Mxây:

+ Sau khi chiến thắng, Đăm San không tiến hành giết chóc đẫm máu mà thuyết phục, kêu gọi tôi tớ của Mtao - Mxây theo chàng. Thái độ kêu gọi của chàng rất nhiệt thành, tận tình, vồn vã, thuyết phục ba lần, chàng trực tiếp đến gõ cửa từng nhà để kêu gọi.

+ Lời kêu gọi thể hiện lí tưởng anh hùng của Đăm San: thống nhất các buôn làng, khát vọng hòa bình, phồn vinh, giàu mạnh, thống nhất lợi ích cá nhân chàng và lợi ích của cả buôn làng .

+ Đáp lại lời kêu gọi của Đăm San, tôi tớ của Mtao - Mxây nô nức đem theo của cải về với chàng. Điều đó thể hiện uy tín của Đăm San với cộng đồng, khát vọng hòa bình, giàu mạnh của chàng phù hợp với nguyện vọng chung của dân làng cũng như người Ê-đê cổ đại.

“Chiến tranh” được nói tới đối với sử thi Đăm San và với cả sử thi Ê đê (theo

các tư liệu mới sưu tầm được) quả là khiên cưỡng. Thật ra ở đây không có xung đột giữa cộng đồng người này với cộng đồng người khác, kết thúc trận đánh cũng không tạo ra một bước ngoặt làm thay đổi số phận của cả một cộng đồng người (5). Nếu gọi là chiến tranh thì chỉ có thể hiểu đó là ước lệ, chứ không thể hiểu theo từ nguyên học được.Các trận đánh nhau diễn ra trong sử thi Ê đê đều có nguyên nhân từ sự bội bạc bạn bè, thù nhà, nhất là do sự cướp đoạt phụ nữ. Ở đây tuyệt nhiên chưa có những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của cả cộng đồng, chiến tranh vì lãnh thổ mà chỉ có đánh nhau vì quyền lợi của gia đình, dòng họ, uy danh giàu có và danh tiếng hùng mạnh của nhân vật anh hùng. Đăm San tiến đánh các tù trưởng với mục đích duy nhất là cứu vợ và phô trương sức mạnh hàng đầu của mình. Quy mô,

hình thức đánh nhau trong sử thi Ê đê không phải “đoàn quân đông đặc” như trong sử thi Mahabharata của Ấn Độ, mà chỉ có một mình nhân vật anh hùng đánh nhau

với một kẻ thù của anh ta. Khi đánh nhau hai bên thù địch cũng không đằng đằng

sát khí, tàn sát nhau một cách đẫm máu như trong sử thi Iliat của Hy Lạp. Vấn đề “chiến tranh” trong sử thi Đăm San nói riêng và trong sử thi Ê đê nói chung có mấy

59

Nguyên nhân của các trận đánh nhau chủ yếu là do các tù trưởng hiếu sắc, ham thích vợ của chàng trai mà bắt về làm vợ bé. Vì vậy, đồng bào ví các tù trưởng đó như “con gà trống thích chiếm đoạt nhan sắc của con gà mái”.

Khi đánh nhau, chỉ có hai người xung trận, còn những người khác đứng nhìn, thậm chí còn cổ vũ một cách hồn nhiên cho hai bên đánh nhau. Nhân vật anh hùng bao giờ cùng chiến thắng và cứu được vợ (nếu thế hệ đầu không chiến thắng thì thế hệ sau sẽ chiến thắng). Kết thúc trận đánh, dân làng của tù trưởng bại trận tự nguyện theo chủ mới là người thắng trận về buôn làng anh ta. Ở đây tuyệt đối không có việc chiếm đoạt đất đai, mở rộng lãnh địa.

Mấy đặc điểm trên của sử thi Ê đê là phù hợp với cơ sở lịch sử - xã hội, tâm lý cộng đồng đã sản sinh ra nó. Trước khi người Pháp đặt chân lên Tây Nguyên, xã hội Ê đê vận hành theo hệ quy chiếu của tập quán pháp. Trong xã hội đó có va chạm, xích mích nhưng rất ít khi xảy ra xung đột dữ dội trong nội bộ cộng đồng. Tâm lý “mình ăn chung một lá, mình uống nước một bầu, mình nói cười đủ chị đủ em, có chuyện không hay bỏ lại đằng sau” (dân ca Ê đê) vẫn là âm hưởng chủ đạo trong cuộc sống của cư dân này.

Việc trong khan sử thi không có chiếm đoạt đất đai, mở rộng lãnh địa là trùng hợp với thực tế xưa kia hay ít ra cũng là hồi quang lịch sử của cư dân Ê đê vào tác phẩm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 60)