8. Kết cấu luận văn
2.2.2.1. Khơi gợi đề tài Sử thi qua khát vọng chinh phạt tự nhiên và đấu tranh vớ
các tù trưởng, tộc trưởng thể hiện phẩm chất anh hùng vì quyền lợi bộ tộc
GV đưa ra cho HS hệ thốngcâu hỏi bài tập về ngôn ngữ, về hình tượng, nghệ thuật diễn đạt:
*Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ đậm chất hùng tráng và giàu tính trữ tình nhưng giữ được vẻ đẹp phác dã nguyên thủy. Sử thi anh hùng là một loại hình thuộc thể loại tự sự dân gian, có tính chất nguyên hợp, trong đó bao gồm các yếu tố nghệ thuật của ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ ca, âm nhạc và ngôn ngữ sân khấu. Tất cả tạo nên giá trị độc đáo “không thể nào bắt chước được” của ngôn ngữ sử thi anh hùng. - Trước hết ngôn ngữ sử thi anh hùng là ngôn ngữ giàu hình ảnh.
+ Khi khắc họa các nhân vật: Tả về vẻ đẹp con người nhưng khi tả chàng trai thì: “chàng là một tù trưởng trẻ, có cái lưng to như một tảng đá, gió thổi chàng không ngã, bão xô chàng không đổ. Chàng có một đôi bắp chân nhẵn và dẻo như mây song mây pông, có một cặp mắt nằm dưới đôi lông mày hình lưỡi mác. Đôi mắt đó sáng rực như đã uống cạn hết một chum rượu, làm lu mờ đi ánh nắng mặt trời sắp dạo qua nương…Giọng nói của chàng cất lên nghe như sấm giật đằng đông, chớp giật đằng tây...”. Còn khi mô tả cô gái thì: “Búi tóc trứng chim của nàng bỏ xoã sau chiếc cổ cao, màu tóc đen ánh như đôi mắt của một con diều, lóng lánh như chỉ khua…Mắt nàng là chớp nắng buổi ban mai. Đôi chân nàng lườn lượn như đi trên cỏ ...”
+ Khi mô tả những cảnh lớn như cảnh sinh hoạt rộn rịp của buôn làng, cảnh hội hè đông vui với tiếng chiêng ngân không ngớt. : “Trâu bò nhi nhúc như bầy mối bầy kiến. Đường từ bên trái qua bên phải rộng đến nỗi hai người đứng hai bên đường,một người giơ thẳng tay lên một cái lao và một người thẳng tay giơ lên một con dao dài cũng chưa chạm nhau.Dấu chân ngựa voi trên đường giống như một sợi dây đánh”.
63
+ Dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh để vật thể hóa âm thanh, tạo cho người đọc và người nghe có cảm giác như nhìn thấy âm thanh đang “hoạt động”, tác động đến mọi vật. “Đánh lên! Cho tiếng chiêng lan ra khắp xứ. Đánh lên! Cho tiếng chiêng lòn qua sàn nhà xuống dưới đất. Đánh cho tiếng chiêng vượt mái nhà, vang lên đến tận trời. Đánh cho khỉ quên ôm chặt cành cây,…Cho hươu nai ngừng nghe quên ăn cỏ”. Ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đắc địa, dường như tạo nên một thứ ma thuật nào đó khiến cho các cảm quan trong con người có sự giao lưu hài hòa, nhạy bén lạ thường.
+ Khi diễn đạt lối nói giao tiếp hàng ngày: Như lời Y Dhing nói với chị Đăm San, khi đến hỏi Đăm San về làm chồng cho Hơ Nhí: “ Chúng tôi tới đây như ong tìm hoa, như trai tìm gái. Chúng tôi tới nói chuyện trầu chuyện thuốc”…
+ Các biện pháp phóng đại, so sánh, trùng điệp, điệp ngữ trong ngôn ngữ hình tượng tạo nên một vẻ đẹp, một phong cách riêng của sử thi anh hùng: đó là phong cách lãng mạn hào hùng đầy sức hấp dẫn. Nhìn chung thủ pháp phóng đại trong sử thi là cách nói cường điệu, gây ấn tượng rất mạnh. Khi Đăm San đi cứu vợ về, nghe tiếng lục lạc ngựa: “chó sủa ầm ĩ, làm đất động nhà rung, nước chứa trong nồi bảy, nồi ba bắn lên đến tận cây xà dọc, xà ngang”. Còn tiếng cười của người đẹp thì “con tê giác rớt sừng, con voi rớt ngà”. Nhất là tiếng chiêng, thủ pháp phóng đại ở đây như có ma lực: “Nghe tiếng chiêng quạ quên mớm mồi cho con nhỏ, thỏ chồn quên ăn cỏ, ma quỷ quên việc hạ người, chuột sóc quên ăn lúa bắp,…”. Một số phóng đại trong sử thi gần với tư duy thần thoại: “Trên bầu trời, ở đám mây đen, ai ai cũng thấy Mdrong Dăm lướt đi lướt lại như con thoi, người ta nhìn thấy Mdrong Dăm lấp la lấp lánh như các vì sao”. Lối phóng đại kiểu này tạo nên vóc dáng kì vĩ của nhân vật anh hùng sử thi.
Cách so sánh thật hồn nhiên, chất phác nhưng giàu hình tượng: “Nhà dài như tiếng chuông”, “Hiên nhà dài bằng sức bay một con chim”, “Ngựa chạy như tiếng sông than, tiếng nước thở”...Đây là lối tả trùng điệp, điệp ngữ : “Hãy đánh lên các chiêng có âm vang, những chiêng có tiếng đồng, tiếng bạc! Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang...”, “Thế là bà con xem, nhà Đăm San đông nghẹt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài...Bà con xem, chàng Đăm San uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết
64
chán...Rõ ràng là tù trưởng Đăm San đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều. Rõ ràng là Đăm San có chiêng đống, voi bầy, có bè bạn như nêm như xếp...”.
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Dùng cách nói có vần điệu, tạo âm hưởng hài hòa, nhịp nhàng trong hình tượng. Dùng kết cấu đối xứng, tạo nên sự hài hòa, nhịp nhàng trong hình tượng.
+ Cảnh ăn chơi hội hè trong tiếng chiêng: “Đánh chiêng kêu nhất, chiêng ấm tiếng nhất! Đánh dần dần tiếng nó lan khắp xứ. Đánh bên dưới nó luồng qua sàn, đánh bên trên, nó vọng lên trời”.
+ Cảnh lao động: “Một trăm người vạch luống - Hai ngàn người moi lỗ ”. + Cảnh đánh nhau ác liệt nơi chiến trường: “Một lần xốc tới, một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phí đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao - Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông ”…Cách diễn đạt ngôn từ đó tạo nên một hiệu quả đặc biệt rõ ràng: đó là âm hưởng uyển chuyển, nhịp nhàng của một bản nhạc và kết cấu chặt chẽ của một mạch văn xuyên suốt bản sử thi.
Sự hài hòa và nhịp nhàng ở những vế, những câu, những hình tượng như vậy được phát triển thành những điệp khúc mà ta thường gặp trong các sử thi. Những điệp khúc đó tạo nên khuôn mẫu tương đối bền vững, tạo thuận lợi cho việc diễn xướng và dễ tạo nên khung cảnh trùng điệp trong các sử thi anh hùng. Cách nói theo kết cấu đối xứng nhịp nhàng là một biện pháp được các nghệ nhân dân gian sử dụng có tính chất phổ biến, là quy luật chi phối sự cấu tạo vần điệu, cấu tạo các vế trong câu, các câu và các đoạn câu cùng với các hình tượng được xây dựng.
- Ngôn ngữ mang tính kịch
+ Đối lập trong ngôn ngữ đối thoại:Đăm San. - Mau xuống ta đánh nhau. Mtao-Mxây – Ơ bạn, lên đây tôi lễ một con trâu.Đăm San. – Sao còn lễ trâu cho ta. Vợ tao mày đã bắt, cũng như mày chặt chân tao, lôi tim tao khỏi bụng. Tao chặt hiên nhà mày tao gọt đĩa, tao đốt cầu thang, đốt nhà mày đây.
+ Mô tả ngoại hình nhân vật: “Mtao - Mxây là một tù trưởng giàu mạnh. Gông cùm, tù binh trật cả làng. Lông chân dầy như đắp lên một lớp. Lông mày sắc như đá mài. Con mắt sáng ngời như đã uống hết một chung rượu, đến nỗi một con trâu lớn cũng không dám đi qua”. Trước mắt chúng ta rõ ràng đây là chân dung của một con
65
người hung bạo tàn ác, trông có vẻ dữ tợn, ghê sợ. Còn Đăm San thì lại được mô tả như sau: “ Nó không biết Đăm San à? Nó không biết tù trưởng dầu đội khăn kép và vai mang túi da. Nó không biết Đăm San có danh tiếng đến tận thần linh sông núi, không có một tướng nào mà không biết đến Đăm San. Nó không biết rằng Đăm San đây không có ai bì kịp…”. Rõ ràng đây là hình ảnh một con người có tư thế đàng hoàng, lẫm liệt, có uy danh lừng lẫy khắp nơi, đối lập hẳn với hình ảnh một con người mạnh khỏe nhưng hung ác.
+ Dựng lên tình thế tương phản gây nên tình huống kịch khá sinh động, làm nổi lên những tính cách khác nhau của các nhân vật.
-Mtao - Mxây: “Khoan khoan, để tao xuống đất. Đừng vội đâm tao trước lúc tao xuống.” -Đăm San: “ Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống. Con lợn dưới đất tao không đâm thì mày tao cũng không đâm ”.
Đoạn đối thoại ngắn gọn này làm nổi rõ hai tính cách khác nhau: một đằng là một kẻ tỏ ra nhút nhát lo sợ. Còn một bên là một con người có tư thế hiên ngang, đầy vẻ khí khái.
* Hình tượng nhân vật: trong Sử thi Tây Nguyên nói chung và Sử thi Đăm San nói riêng, nổi bật lên là hai hình tượng, đó là hình tượng anh hùng cá nhân và
anh hùng tập thể. Qua đó mà chất bi tráng, chất thượng võ thể hiện sự nổi bật nhất trong sử thi
Tính tập thể thể hiện rất rõ trong sử thi Đăm San. Tất cả các cuộc hành trình của sử thi Đăm San đều có bóng dáng của dân làng, tôi tớ... Đăm San đi đánh Mtao
Grư để giành lại vợ “Các con của ta, tôi tớ của ta! Hãy theo ta đi đánh một trận to”, “Cả đoàn người tràn vào sân đồng như bầy kiến. Họ tiến đến tận hiên nhà Mtao Grư” [42, tr. 336-337]. Đăm San cùng dân làng đi làm rẫy, bắt cá. Những từ trưởng hùng mạnh ở vùng khác, thanh niên trai tráng trong làng, tôi tớ Đăm San đi đánh tù trưởng Sắt Mtao - Mxây để cứu Hơ nhí “Họ ra đi, người đen như đám mây, xám như dây khua, đông như mối như kiến”, “Hỡi anh em áo sắt! Hỡi anh em mang áo thép! Hỡi các trai làng khẻ mạnh! Phá cho tan cái hàng rào” [42, tr. 345-346]. Với khát vọng chinh phục thiên nhiên, thể hiện sức mạnh phi thường và lòng dũng cảm, Đăm San chặt cây thần, Đăm San đi bắt Nữ thần Mặt trời. Đồng hành với Đăm San là tôi tớ, dân làng họ là lực lượng phù trợ đắc lực nhất. Những hình ảnh mang tính
66
tập thể được miêu tả vừa thể hiện những đặc điểm chung của sử thi vừa mang
những sắc thái riêng độc đáo chỉ có ở sử thi Đăm San.
Một trong những đặc điểm mang tính quyết định, khu biệt thể loại sử thi với các thể loại với các thể loại văn học dân gian đó là tính anh hùng. Tính anh hùng thể
hiện trong bất kì sử thi anh hùng nào. Trong sử thi Đăm San, người anh hùng thể
hiện vị thế của mình bằng trí thông mình, lòng dũng cảm, sức mạnh vô song, hình ảnh người anh hùng trong cuộc chiến. Đăm San với dáng vẻ oai phong “ai cũng biết danh tiếng Đăm San... là một tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn thép, vai mang túi da... dậm chân lên sàn làm nhà lắc bảy lần qua phía đông. Đăm San móc dao vào phên rồi ngồi lại giữa nhà trông dẻo như con rắn trong hang, con hum bên bờ suối. Tiếng nói, tiếng cười của chàng nghe như sấm vang, sét đánh. Chẳng ở đâu có người nói như Đăm San” [42, tr. 357], tinh thân thượng võ có những cuộc giao đấu của Đăm San, “Sao tao lại thèm đâm mày trước khi mày xuống đến đất! Trâu mày cũng có đây mà tao có đâm đâu” [42, tr. 337] (Đăm San nói với Mtao Grư), “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi xuống nhỉ, ngươi xem đến ngay con lợn nái của ngươi dưới đất ta cung không thèm đâm thì nữa là (Đăm San nói với Mtao - Mxây) [42, tr. 347]. Trong trận chiến với tù trưởng Sắt Mtao - Mxây, Đăm San tỏ rõ sức mạnh phi thường, sự điêu luyện và vượt trội của mình, “Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lân xốc tới nữa chàng vượt đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao - Mxây bước thấp bước cao chạy hết bãi Tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa mới trúng một cãi chão chão cột trâu” [42, tr. 347]. Chàng thông minh nhanh nhẹn nhận miếng trầu từ Hơ nhí, hỏi trời để tìm hiểu cách tiêu diệt kẻ thù
* Nghệ thuật diễn đạt: hình dáng Đăm San, cách ăn uống... (Chú ý: GV đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính chất đối thoại cho HS tìm hiểu)
Đăm San là một chàng trai khỏe mạnh và có tài năng xuất chúng. Chàng có vẻ đẹp khiến mọi người nhìn trộm không chán, tiếng nói cười như sét đánh với bước đi thoăn thoắt như rắn Prao Huê “Ngồi giữa nhà giống như con hùm trên bờ suối”, “uống rượu thì suốt một ngày đêm chẳng say”. Khi chuẩn bị đón khách quý, “Đăm San lại bỏ khố, lấy một cái khố khác, bỏ áo này vì cho là chưa đẹp, lấy áo khác. Đăm San quấn vào người một cái khố màu sặc sỡ như hoa kơn, chích trên đầu một
67
cái khăn ême, mặc cái áo ông trời thả xuống cho”. Trong trang phục ấy, Đăm San có dáng điệu của một tù trưởng trẻ tuổi rất oai hùng. Rồi chàng đi ra phòng khách, “trăm người đi trước, nghìn người đi sau”.
Vẻ đẹp Đăm Sancòn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao - Mxây. Tù trưởng Sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm San cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm San, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao - Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm San. Lời nói củahắn với chàng lộ ra sự hèn nhát “đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đáp lại, Đăm San đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đàng hoàng của mình: “Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống! Ngay con heo nái nhà mày tao cũng có thèm chém đâu!”.
Không chỉ hiện lên với vẻ đẹp của sức mạnh và hình thể, Đăm San còn hiện lên trong lễ ăn mừng, ở vẻ đẹp của lòng tôn kính tổ tiên, thần linh, lòng hiếu khách, một tâm hồn thuỷ chung, phóng khoáng rộng rãi.
Sau chiến thắng, Đăm San không quên sai tôi tớ làm lễ cảm tạ tổ tiên và thần linh đã giúp cho chàng chiến thắng, đã giúp bộ tộc của chàng ngày một vững mạnh giàu có. "Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu, rượu năm ché, trâu bảy con để dâng thần, rượu bảy ché, lợn thiến bảy con cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. Cách Đăm San sai tôi tớ sắm đồ lễ cúng tế chứng tỏ lòng thành kính sâu sắc với thần linh, tổ tiên của chàng. Nó cũng chính là tiếng nói tín ngưỡng của cả cộng đồng dân tộc Ê đê.
Sau khi làm lễ tạ khấn thần linh, tổ tiên Đăm San đã mời tất cả anh em, bạn bè, tôi tớ ăn uống : “hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta, chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới…”. Tiếng mời chào sang sảng như
68
chính tấm lòng hào hiệp của chàng Đăm San. Chàng đã thiết đãi bạn bè, dân làng bằng những vật chất đầy đủ sang trọng, bằng niềm vui thân ái, khiến cho “cả một vùng nhão ra như nước” vui tới mức “lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng, ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu inh ỏi suốt ngày đêm”. Bạn bè của chàng đông đúc : “Các cô gái đi lại vú đụng vú, các chàng trai đi lại ngực đụng ngực”. Không khí ăn mừng như thế này bây giờ mới có. Bởi bây giờ người Ê đê mới có người thủ lĩnh anh hùng dũng cảm, hào hiệp đến thế. Đó chính là niềm tự hào sâu sắc của người dân Ê đê về vị tù