Đối thoại về cách nghĩ cách cảm trong văn hóa của hai thời đại

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 66)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1.5. Đối thoại về cách nghĩ cách cảm trong văn hóa của hai thời đại

Với khối lượng đồ sộ lên đến hàng trăm, sử thi Tây Nguyên là “bộ bách khoa thư” khổng lồ hiếm có về thời cổ của các dân tộc Tây Nguyên nước ta. Người Ấn Độ nói: “Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất nước Ấn Độ”, còn chúng ta cũng có thể tự hào mà nói: “Cái gì không có trong sử thi Tây Nguyên thì không thể tìm thấy trên đất Tây Nguyên”. Nếu như Iliat, Odixe- những tác phẩm anh hùng ca vĩ đại của Hi Lạp ca ngợi lí tưởng vinh quang và chiến trận thì những anh hùng ca Tây Nguyên lại hướng về lí tưởng đấu tranh chống lại những tập tục cũ, lạc hậu, chống lại thần quyền và các thế lực áp bức bóc lột vừa nảy nở trong cuộc sống của bộ tộc. Nhưng trên hết, ở tác phẩm sử thi vẫn là sự hiện diện của những con người, những nhân vật

60

cá tính và bản lĩnh sống trong mỗi trang giấy, qua hơi thở cuộc sống, qua lời kể và tiếng cồng chiêng dậy núi đồi...Nói cách khác, qua sử thi, người đọc hiện đại có thể tìm thấy bản sắc văn hóa của các tộc người Tây Nguyên. Chương trình sách giáo

khoa phổ thông Ngữ văn 10 trích dẫn Chiến thắng Mtao - Mxây trong sử thi nổi

tiếng Đăm San. Để có thể hiểu hết những giá trị của tác phẩm, nhất định phải nắm được những đặc trưng văn hóa ở nơi đây. Bản sắc truyền thống của người Tây Nguyên đã đi vào những trang sử thi sống động của một thời kì lịch sử xa xưa của dân tộc tồn tại trong nếp ăn ở sinh hoạt hàng ngày của họ. Đó là những tục lệ, lễ nghi không thể thiếu, là nét văn hóa khá độc đáo của đồng bào Tây Nguyên. Những tác phẩm văn học dân gian như sử thi là kho tàng quý giá lưu trữ lại suốt quá trình lịch sử đồng bào. Tìm kiếm trong các sử thi, anh hùng ca có thể nhận biết được một số tập tục, lễ nghi, văn hóa ứng xử, sinh hoạt...

Trong mỗi thời đại thì cách cảm cách nghĩ về những tác phẩm văn học dân gian trong đó có sử thi Đăm San cũng cói ít nhiều sự thay đổi. Đất nước ta từ xưa đến nay trải qua biết bao sóng gió thăng trầm của lịch sử. Các cuộc xâm lược của phương Bắc, phương Tây, rồi thì đất nước được sống trong yên bình. Vậy mõi giai đoạn đó, sử thi Đăm Sanđược thưởng thức như thế nào? có sự ảnh hưởng như thế nào đến người đọc?

Từ văn hóa kể khan truyền thống đã hình thành nên văn hóa kể chuyện hiện đại. Với thói quen tập hợp tại nhà rông mỗi khi màn đêm buông xuống của dân làng, các già làng không chỉ gợi lại giá trị tốt đẹp của truyền thống mà còn đem đến những giá trị mới do chính những con người hôm nay của buôn làng tạo nên: “Họ ngồi không khác gì những đêm nghe kể khan, xướng trường ca. Họ lắng nghe người già kể về những đổi thay ở thung lũng buôn Tría quê hương mình…Ông già chủ nhà kể đã dứt rồi mà mọi người vẫn cứ ngồi im, muốn nghe thêm những cái gì mới nữa”[2, tr. 35].Anh hùng Núp sau khi đi dự đại hội thi đua về cũng thường kể cho dân làng nghe: “Núp đi dự đại hội thi đua liên khu về vừa đúng giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày Núp đi chỉ huy đánh giặc, ban đêm đi kể chuyện thi đua cho các làng nghe” [5, tr. 461]. Cụ Mết vẫn thường kể lại câu chuyện bi hùng của Tnú: “Đêm nay tau kể chuyện nó cho cả làng nghe để mừng nó về thăm làng. Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước hãy lắng mà nghe, mà nhớ. Sau

61

này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe…” [5, 146]. Nguồn mạch của văn hóa kể khan tiếp tục chảy trong những buổi kể chuyện hiện đại để thực hiện chức năng chính là giáo dục ý thức cộng đồng theo tinh thần của cha ông hoặc truyền bá những giá trị văn hóa mới.

Trong thời hiện đại, những chủ trương chính sách của Nhà nước khó được nhân dân Tây Nguyên tiếp thu nếu cứ được tuyên truyền bằng loa phóng thanh hay họp dân lại để cán bộ rao giảng. Bộ máy chính quyền hiện nay đã có chức danh trưởng buôn làng, nhưng dân làng chỉ nghe theo người già làng của mình mà thôi. Và già làng bao giờ cũng “tâm sự” với dân qua giọng điệu, không khí của một buổi kể khan nên hiệu quả rất cao. Trong những năm nạn Fulrô hoành hành ở Tây Nguyên, các vị quan chức tổ chức họp với dân làng rất nhiều nhưng không thu được kết quả gì, họ hỏi ý kiến Núp, Núp bảo: “Ở đây không cần họp với nhiều người như bà con người Kinh đâu, mà chỉ cần gặp các già làng thôi. Đấy là cái đầu của buôn. Đầu gật, thì cả cái đuôi to sẽ chuyển theo” [8, tr. 519]. Sau đó, đích thân Núp xuống tận làng có thanh niên theo Fulrô, cùng hút thuốc, cùng uống rượu cần với các già làng và nhỏ to tâm sự với họ… Ngay tháng sau, phần lớn những người theo Fulrô đã trở về.

Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt, tác giả Nguyễn Trung Thành cũng đã xây dựng được nhân vật anh hùng đại diện cho cộng đồng Tây Nguyên đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù, bảo vệ xóm làng, bảo vẹ gia đình. Đó là nhân vật Tnú, ở nhân vật Tnú (trong thời kì hiện đại) so với Đăm San có khá nhiều nét tương đồng. Đó phải chăng là ở tác giả đã có sự tiếp nối dân gian về xây dựng nhân vật, cách cụ Mết tập hợp dân làng kể về cuộc đời Tnú cũng giống như các già làng kể cho dân làng nghe khan Đăm San... Văn hóa hai thời đại, cổ xưa và hiện đại dù có sự khác đi ít nhiều, lịch sử hai thời đại có sự khác biệt, nhưng motip truyện, xây dựng nhân vật, cách cảm cách nghĩ ... không có sự khác biệt. Mục đích của Nguyễn Thành tRung cũng chỉ là muốn tố cáo tội ác của giặc, muốn khích lệ tinh thần yêu nước trong cộng đồng Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung trong tình hình đất nước gian nguy. Vậy ngày nay trong thời bình phải chăng chúng ta không cần điều đó? Đó là sai lầm nghiêm trọng, đất nước ta vẫn luôn có nhiều thế lực thù địch muốn phá hủy, GV dạy Văn cũng là người cần xây dựng tư

62

cách đúng đắn cho HS, cho các em biết đúng sai, biết nên làm gì và không nên làm gì, đất nước gặp nguy khó cần làm gì. Ai cũng phải cố gắng phấn đấu mình như một chàng Đăm San, như anh Tnú...

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến thắng Mtao - Mây (Trích sử thi Đăm San của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)