5. Kết cấu luận văn
3.2. Sơ lƣợc về nhóm khách hàng là các DNXL của BIDV
3.2.1. Những đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên tác động đến các doanh nghiệp xây lắp
3.2.1.1.Vị trí địa lý
- Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
3.2.1.2. Về dân số
Theo kết quả điều tra hiện tỉnh Thái Nguyên có khoảng 1,2 triệu ngƣời. Trong đó số ngƣời trong độtuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bƣớc vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh.
3.2.1.3. Tài nguyên khoáng sán
Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lƣợng than lớn thứ hai trong cả nƣớc, than mỡ trữ lƣợng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lƣợng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
3.2.1.4. Tài nguyên du lịch
Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu: Thắng cảnh Hồ Núi Cốc, Di tích hàng Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà,... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các di tích lịch sử nhƣ ATK Định Hóa, đền thờ Đội Cung- Đội Cấn,...tạo điều kiện cho Thái Nguyên xây dựng và phát triển những khu du lịch hấp dẫn.
3.2.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội
Sự có mặt của tập đoàn Samsung với việc khởi công xây dựng tổ hợp tại khu công nghiệp Yên Bình vào tháng 3/2013 đã đem lại cho Thái Nguyên một diện mạo mới.Samsung thực sự đã tạo điểm nhấn cho Thái Nguyên. Năm 2013, cùng với việc cấp phép một loạt dự án lớn nhỏ khác, Thái Nguyên đã thu hút 3.352 triệu USD vốn FDI, đứng thứ hai cả nƣớc về thu hút FĐI trong năm và qua đó trở thành địa phƣơng đứng thứ 17 cả nƣớc về tổng số vốn đăng ký đối với các dự án FDI còn hiệu lực. Giải ngân vốn FDI năm 2013 cũng đứng đầu cả nƣớc.
Một điều chắc chắn là ngoài các dự án của Samsung, các dự án phụ trợ cũng sẽ vào Thái Nguyên trong thời gian tới giống nhƣ trƣờng hợp Bắc Ninh. Theo nhận định của đại diện Samsung, sẽ có ít nhất vài trăm doanh nghiệp dạng này sẽ vào Thái Nguyên trong thời gian tới. Lãnh đạo Thái Nguyên thì hy vọng, từ điểm nhấn Samsung, sẽ có làn sóng đầu tƣ vào Thái Nguyên đến từ các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một nƣớc châu Âu…
Với việc triển khai tích cực, sáng tạo và kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tăng trƣởng, năm 2013, tình hình phát triển kinh tế - xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hội của Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tuy chƣa đạt mục tiêu đề ra song cũng ở mức hợp lý 6,7%/năm, mức tăng khá so với bình quân cả nƣớc, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2012; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6% so năm 2012; giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 173 triệu USD, tăng 26,4% so năm 2012; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 3.826 tỷ đồng, tăng 8% so năm 2012; tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 85% so năm 2012.
Theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 4/5/2007 của Thủ tƣớng chính phủ v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp cũng đƣợc chú trọng.
Về giao thông, ƣu tiên phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ; gắn phát triển mạng lƣới giao thông của Thái Nguyên với mạng lƣới giao thông của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để gia tăng giao lƣu giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh trong cả nƣớc nhằm khai thác tốt hơn lợi thế của Thái Nguyên và tạo điều kiện thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Tỉnh
Đầu tƣ xây dựng đƣờng quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; mở rộng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ gắn với các tuyến quốc lộ; nâng cấp các tuyến đƣờng cấp huyện và liên xã; phấn đấu thời kỳ 2006 - 2010 nâng cấp đƣờng tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V và IV miền núi và thời kỳ 2011 - 2020 các tuyến đƣờng tỉnh đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV miền núi, các đƣờng qua thị trấn, khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III trở lên, mặt đƣờng thảm bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100%; thay thế toàn bộ ngầm, tràn bằng cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu; 70 - 80% đƣờng huyện đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đƣờng huyện mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020; 60 - 70% đƣờng liên xã, đƣờng đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đƣờng liên xã, đƣờng đến trung tâm xã mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nâng cao năng lực các tuyến đƣờng thuỷ nội tỉnh, khai thác hiệu quả hơn dịch vụ cảng và bến sông, tạo sự kết nối thuận lợi hơn giữa đƣờng thuỷ, đƣờng bộ; khai thác hiệu quả giao thông đƣờng sắt.
Có thể nói Thái Nguyên là địa phƣơng có nhiều tiềm năng và thế mạnh về KTXH, có nhiều lợi thế về các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và tác động tích cực đến quá trình hoạt động của các DNXL. Với những lợi thế đó, nếu có hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ kỹ thuật hấp dẫn, chính sách thông thoáng sẽ có điều kiện thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài nhiều hơn, KTXH phát triển mạnh hơn, các DNXL phát triển nhanh hơn.
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, có thể nói Thái Nguyên là địa phƣơng có nhiều tiềm năng và thế mạnh về KTXH, có nhiều lợi thế về các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và tác động tích cực đến quá trình hoạt động của các DNXL. Với những lợi thế đó, nếu có hạ tầng giao thông , thông tin liên lạc, dịch vụ kỹ thuật hấp dẫn, chính sách thông thoáng sẽ có điều kiện thu hút đầu tƣ trong và nƣớc ngoài nhiều hơn, KTXH phát triển mạnh hơn, các doanh nghiệp xây lắp phát triển nhanh hơn.