Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 92)

5. Kết cấu luận văn

3.17: Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp

Dự phòng RRTD chung(tỷ đồng) 17,5 18,8 18,3 Tổng dƣ nợ(tỷ đồng) 3.494 4.407 4.945 Tỷ lệ DPRRTD chung/ Tổng dƣ nợ(%) 0,5 0,42 0,37 DP RRTD của DNXL(tỷ đồng) 7,4 8,4 10,2 Dƣ nợ DNXL 1.370 1.616 1.699 Tỷ lệ DPRRTD DNXL/ Tổng dƣ nợ DNXL (tỷ đồng) 0,54 0,52 0,6

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 - 2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên)

*)Lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNXL/ tổng lợi nhuận chung.

Đi cùng với việc rủi ro tín dụng đến từ đa số các doanh nghiệp xây lắp, thì lợi nhuận đến từ các doanh nghiệp xây lắp cũng rất cao. Lợi nhuận đến từ việc cho vay xây lắp sẽ đƣợc tính bằng doanh thu trừ chi phí và trừ đi trích lập rủi ro. Vì vậy, lợi nhuận càng cao chứng tỏ chất lƣợng cho vay xây lắp càng

3.17: Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

LN từ hoạt động cho vay(tỷ đồng) 105,3 173,4 183,42 LN từ hoạt động cho vay DNXL(tỷ đồng) 39,9 59 65,3 Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNXL/

tổng lợi nhuận chung(%) 38 34,02 35,6

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 - 2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với hầu hết các NHTM Thái Nguyên hiện nay nói chung cũng nhƣ đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên nói riêng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động đem lại thu nhập chính. Trong hoạt động cho vay đối với DNXL, thu nhập chủ yếu là từ lãi vay, thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay xây lắp có thể thấy là tăng cả về giá trị tuyệt đối cũng nhƣ tốc độ tăng qua các năm.

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay đối với DNXL chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại giảm xuống trong năm 2012 và có dấu hiệu tăng nhẹ vào năm 2013. Sự vận động này phù hợp với chính sách tín dụng hiện nay và trong thời gian tới của BIDV là tăng cƣờng kiểm soát đối với hoạt động cho vay DNXL. Nếu nhƣ trƣớc đây, BIDV đƣợc biết đến nhƣ một ngân hàng chuyên cho vay xây lắp, cho vay phục vụ đầu tƣ phát triển thì nay hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đã đƣợc đẩy mạnh sang cho vay các ngành nghề khác nhƣ thƣơng mại, dịch vụ, kinh doanh chế biến nông sản, sản xuất và xuất khẩu gang thép…Vì vậy trong tƣơng lai, thu nhập từ cho vay DNXL của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên sẽ chỉ chiếm một tỷ trọng nhất định trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Ngân hàng không coi trọng nâng cao chất lƣợng cho vay đối với DNXL. Việc kiểm soát nhằm hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro trong cho vay - đối với DNXL tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên luôn là việc làm hết sức cần thiết bởi vì đây là một trong những lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro và nguy cơ mất vốn đối với ngân hàng nhất.

3.4. Đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, nền kinh tế có biến động lớn do lạm phát làm chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, bất động sản đóng băng, hàng tồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kho ứ động nhiều, kinh tế khủng hoảng. Các DNXL chịu rất nhiều ảnh hƣởng do giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá cho các hợp đồng thi công theo chính sách của Nhà nƣớc rất chậm và không theo kịp sự biến động của giá cả nguyên vật liệu. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNXL bị ảnh hƣởng khá nhiều từ phía nguyên vật liệu đầu vào.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên xác định cho vay DNXL luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhƣng với sự cố gắng không ngừng và quyết tâm cao của Ban lãnh đạo cũng nhƣ toàn thể cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Thái Nguyên, hoạt động cho vay đối với DNXL đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, thể hiện qua những điểm sau:

- Quy mô cho vay đối với DNXL tăng trƣởng qua các năm, đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của DNXL, trên cơ sở đó góp phần mở rộng thị phần của ngân hàng.

Tổng dƣ nợ cho vay đối với DNXL tăng trƣởng qua các năm. Điều này đóng góp rất lớn vào việc giải quyết nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời (vốn ngắn hạn) phục vụ thi công xây lắp cũng nhƣ nhu cầu vốn trung và dài hạn để đầu tƣ vào các dự án xây dựng, đầu tƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải nâng cao năng lực thi công của DNXL. Tín dụng ngân hàng đã giúp các DNXL có đủ vốn để thực hiện thi công trong điều kiện vốn tự có còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn cần thiết để thi công, nhất là trong điều kiện có khó khăn về vốn khi Chủ đầu tƣ chậm thanh toán. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện về vốn cho các DNXL thực hiện đổi mới trang thiết bị, phƣơng tiện vận tải phục vụ thi công để có thể thắng trong đấu thầu nhiều công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật thi công cao, giúp các DNXL có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đem lại công ăn việc làm cho nhiều ngƣời lao động.

- Cơ cấu tín dụng ngày càng đƣợc điều chỉnh theo hƣớng phù hợp hơn, tỷ trọng dƣ nợ cho vay các DNXL quốc doanh ngày càng giảm dần, tỷ trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dƣ nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng dần, phù hợp với định hƣớng của nền kinh tế và định hƣớng hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay chủ trƣơng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc cũng là một nhân tố làm thay đổi tỷ trọng dƣ nợ cho vay xây lắp phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên.

- Các khoản cho vay DNXL đã đảm bảo tính an toàn và tính sinh lời. Tỷ lệ quá hạn cho vay DNXL nằm trong giới hạn cho phép.

- Hoạt động tín dụng hiện đang là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng hiện nay trong đó có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tín dụng đối với DNXL vào gia tăng thu nhập của Ngân hàng.

3.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, chất lƣợng hoạt động cho vay DNXL nhìn chung còn thấp. Biểu hiện của tình trạng trên là:

- Nguồn vốn huy động trên địa bàn qua các năm chƣa đƣợc ổn định vững chắc, do vây chƣa thật chủ động nguồn vốn để đầu tƣ, có những thời điểm các khoản tín dụng trung, dài hạn phải sử dụng nguồn vốn từ Ngân hàng cấp trên. Vấn đề này ảnh hƣởng đến tính độc lập và chủ động trong hoạt động cấp tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và DNXL nói riêng.

- Nợ quá hạn và nợ xấu vẫn tiềm ẩn cao: Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu DNXL từng bƣớc đã đƣợc kiềm chế, song nhìn chung các tỷ lệ này vẫn ở mức cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chung ngân hàng. Các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu về số tuyệt đối vẫn không ngừng tăng lên.

Tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNXL gần nhƣ là khó khăn chung của các ngân hàng thƣơng mại Thái Nguyên. Tuy nhiên do đặc thù của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên từ nhiều năm trƣớc đây là ngân hàng truyền thống về cho vay trong lĩnh vực này nên so với các NHTM khác, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNXL của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên nhìn chung là cao hơn. Các DNXL hiện tại quan hệ tại chi nhánh đều là những DN có tình hình tài chính tƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đối ổn định, tuy nhiên các DN hoạt động trong ngành này luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro xảy đến với hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ trọng cho vay DNXL tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ nên tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn đối với NH. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này đang là những vấn đề đƣợc đặt ra cấp thiết đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ cấu dƣ nợ cho vay DNXL còn chƣa hợp lý: Hiện nay khoảng gần 50% dƣ nợ cho vay DNXL tại Ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng là các Doanh nghiệp Nhà nƣớc, còn lại là dƣ nợ cho vay DNXL của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Định hƣớng của Ngân hàng là mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì vậy trong thời gian tới cần nâng tỷ lệ cho vay DNXL ngoài quốc doanh để đảm bảo hoàn thành định hƣớng chung của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Thái Nguyên.

- Tỷ lệ dƣ nợ có tài sản bảo đảm thấp và chƣa tƣơng xứng với chất lƣợng cho vay DNXL. Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm III đến nhóm V) của DNXL khá cao, trong khi giá trị tài sản bảo đảm của DNXL lại thấp, dẫn đến ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, trong lĩnh vực nhiều rủi ro nhƣ xây lắp, giá trị tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng nhỏ so với dƣ nợ sẽ càng tăng thêm bất lợi, tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng khi nợ vay không thu hồi đƣợc.

Tài sản đảm bảo của các DNXL là nhà xƣởng, máy móc thiết bị thi công... hay nói chung là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp không nhiều, chủ yếu trong lĩnh vực này là thế chấp, cầm cố quyền đòi nợ khối lƣợng xây dựng cơ bản hoàn thành chờ thanh toán. Tuy nhiên đây là phần tài sản hiện đang có tính lỏng thấp do phụ thuộc vào tính chắc chắn của nguồn vốn thanh toán từ chủ đầu tƣ các công trình nên chỉ là tài sản bổ sung.

Một số hồ sơ về tài sản bảo đảm của các DNXL chƣa đầy đủ tính pháp lý dẫn đến tình trạng khi DNXL không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với ngân hàng về trả nợ gốc và lãi vay, thì ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

- Lãi treo của các DNXL còn lớn

Nguồn vốn cho vay DNXL ngân hàng phải huy động từ dân cƣ, doanh nghiệp trong khi lãi treo cho vay DNXL còn lớn và có nguy cơ không thu đƣợc sẽ ảnh hƣởng không tốt đến kết quả kinh doanh, cho thấy chất lƣợng cho vay đối với DNXL tại Ngân hàng chƣa cao.

3.4.3. Nguyên nhân

3.4.3.1. Nguyên nhân từ phía BIDV

Thứ nhất, chính sách tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng chƣa làm tốt công tác dự báo và định hƣớng cho các Chi nhánh trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Những khuyến cáo về lĩnh vực, ngành hàng không nên cho vay, đầu tƣ hay khống chế thƣờng chỉ đƣợc đƣa ra sau khi rủi ro tín dụng đã phát sinh ở một số chi nhánh hay ngân hàng khác hay tín dụng đã tăng trƣởng đến mức nóng. Đối với cho vay DNXL, chính sách cho vay hiện tại chƣa thể hiện đƣợc định hƣớng, tiêu chí cụ thể về thẩm định, bảo đảm tiền vay, quản lý rủi ro, mức giới hạn cho vay đối với từng khoản vay của DNXL nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay.

Thứ hai, quy trình cho vay.

Hoạt động cho vay đối với DNXL có những khó khăn, phức tạp và tiềm ẩn rủi ro hơn các lĩnh vực khác. Tuy nhiên việc xét duyệt tín dụng DNXL hiện vẫn dựa trên qui trình tín dụng chung mà chƣa có qui trình áp dụng riêng. Trong khi đó, cho vay đối với DNXL có những đặc trƣng riêng và nguy cơ rủi ro cao hơn so với các loại hình DN khác. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải có một quy trình cụ thể đối với cho vay DNXL nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay loại hình DN này.

Quy trình cho vay hiện nay của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Thái Nguyên tuy đã đƣợc thực hiện theo quy trình mới, nghĩa là khâu cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣớc kia là CBTD làm hết nhƣng nay bộ phận tín dụng đã đƣợc tách ra làm ba bộ phận: bộ phận quan hệ khách hàng, quản trị tín dụng và quản lý rủi ro. Bộ phận quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, thực hiện việc tƣ vấn cho KH, thẩm định hồ sơ xin vay, lập tờ trình, theo dõi khoản vay, định giá TSĐB,...Bộ phận quản trị tín dụng thực hiện chức năng khởi tạo và theo dõi khoản vay trên máy. Bộ phận quản lý rủi ro thực hiện rà soát, thẩm định việc cho vay đối với KH, thực hiện việc tƣ vấn trong việc ra quyết định cho vay. Tuy đã đƣợc tách bạch các bộ phận nhƣ vậy nhƣng cán bộ quan hệ khách hàng vẫn phải thực hiện quá nhiều khâu dẫn tới tình trạng quá tải trong công việc, không có nhiều thời gian để đi kiểm tra thực tế vốn vay, tài sản đảm bảo và kiểm tra các công trình.

Bên cạnh đó, đối với việc chấp hành quy trình chung, quy chế, chế độ của ngành và của pháp luật trong quá trình cho vay đối với DNXL hiện vẫn còn chƣa đƣợc tiến hành đầy đủ:

+ Việc thẩm định khách hàng còn sơ sài, không đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết: Tính pháp lý khách hàng, dự án, tình hình tài chính, phƣơng án sản xuất kinh doanh, nguồn vốn thanh toán, tài sản bảo đảm…dẫn đến giải quyết cho vay khi khách hàng không đủ điều kiện hoặc khả năng trả nợ yếu nhƣ: chi nhánh Bắc Kạn cho vay Công ty CP Đầu tƣ Xây dựng An Thành, Sở giao dịch I cho vay Công ty CP 246…Nhiều chi nhánh khác cho vay khi hồ sơ pháp lý của khách hàng còn thiếu hoặc không đủ tính pháp lý: chi nhánh Bắc Kạn, Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Yên…

+ Công tác giải ngân và kiểm tra thực hiện cho vay: Thiếu căn cứ hoặc không đúng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Thực hiện giải ngân khi chƣa đủ các hợp đồng, hoá đơn chứng từ: chi nhánh Kontum, Hải Dƣơng…Cho vay trung hạn chuyển vào tài khoản tiền gửi để trả nợ vay ngắn hạn, cho vay sai mục đích, cho vay bằng tiền mặt với số lƣợng lớn chuyển vào tài khoản tiền gửi của đơn vị để sử dụng…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Công tác quản lý kiểm tra sau khi cho vay: Hầu hết các chi nhánh đã quan tâm đến kiểm tra sử dụng vốn vay nhƣng kết quả kiểm tra sơ sài, không có nội dung cụ thể, chỉ ghi theo mẫu đánh sẵn: Chi nhánh Bắc Cạn, Hƣng Yên, Kontum…Việc kiểm tra bảo đảm nợ vay chƣa đƣợc các chi nhánh quan tâm đúng mức, có chi nhánh khách hàng bán tài sản là vật tƣ đảm bảo nợ vay cho ngân hàng khác sau đó CBTDmới biết: chi nhánh Phú Thọ. Nhiều chi nhánh chạy theo thành tích cho nên không chuyển nợ quá hạn hoặc chuyển không kịp thời, khi gia hạn nợ cho khách hàng không xem xét tình hình thực tế mà chỉ căn cứ vào đơn xin gia hạn…

+ Thực hiện các điều kiện về tài sản bảo đảm chƣa đúng qui định: Một số chi nhánh tài sản không đủ điều kiện vẫn nhận cầm cố, thế chấp; không có

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)