5. Kết cấu luận văn
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động xây lắp: đảm bảo không chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, hình thành hệ thống pháp luật về xây dựng cơ bản đồng bộ, thống nhất, minh bạch, dễ áp dụng, tiện kiểm tra và giám sát.
- Có giải pháp hỗ trợ ngành Ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng ngoại bảng: đảm bảo kỷ luật tài chính, không làm tăng nợ công.
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng theo hướng đơn giản hóa và minh bạch.
Để thống nhất quản lý nhà nƣớc về lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng cần sửa đổi, bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã lạc hậu không còn phù hợp; sớm nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiến bộ khoa học, kỹ thuật và thông lệ quốc tế.
- Tăng cường rà soát và giám sát chặt chẽ các công trình, dự án đang
thực hiện và dự định thực hiện đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đảm bảo hiệu quả đầu tƣ. Khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải, kiên quyết không quyết định đầu tƣ đối với các công trình chƣa chắc chắn về nguồn vốn, tránh tình trạng các công trình đầu tƣ dở dang, kéo dài, hoặc không phát huy hiệu quả đầu tƣ, lãng phí vốn nhà nƣớc. Đồng thời, cần quy định rõ ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ nếu làm sai pháp luật, không hiệu quả phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả do quyết định không đúng gây ra.
- Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng:
+ Tiếp tục bổ sung, sửa đổi qui định về giải phóng mặt bằng: Cần có các điều khoản bắt buộc để tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất nếu họ có yêu cầu, đồng thời bảo đảm các điều kiện sống cho họ trong thời gian chƣa đƣợc tái định cƣ. Đối với đất thu hồi phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, phải có các điều khoản quy định ngƣời nhận đất có trách nhiệm đóng góp kinh phí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đào tạo nghề ch o đối tƣợng bị thu hồi đất, hoặc tuyển dụng một số lao động vào làm việc cho doanh nghiệp...
+ Có các chế tài rõ ràng đối với những đối tƣợng cản trở công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hƣởng đến trật tự an ninh xã hội.
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
- Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cần nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng thông qua việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác nhƣ Bộ Tài chính, các cơ quan thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ… trong việc thu thập và xử lý thông tin về các doanh nghiệp cũng nhƣ các chính sách, cơ chế cho vay trong các lĩnh vực có liên quan; đồng thời, cần hình thành các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của các hoạt động kinh tế để có thể cung cấp những thông tin mà ngân hàng cần về doanh nghiệp nhƣ tình hình tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với những DN có các khoản nợ xấu phát sinh. Những thông tin này cần đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý.
- Nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng nhà nƣớc cần xử lý kiên quyết các trƣờng hợp sai phạm, đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan để có sự phối hợp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại.
- Chính sách thắt chặt hay mở rộng của Ngân hàng nhà nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, các thành phần trong nền kinh tế nói chung và các DNXL nói riêng. Vì vậy, NHNN cần phân tích diễn biến thị trƣờng tiền tệ trong từng thời kỳ để có thể có những dự báo vĩ mô các diễn biến tiền tệ, tín dụng từ đó có những chính sách tiền tệ cho phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Ngân hàng nhà nƣớc tiếp tục ban hành các văn bản qui định, hƣớng dẫn cụ thể các chính sách của nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thƣơng mại trong quá trình tác nghiệp.
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam
- Ƣu tiên, tạo điều kiện về vốn cho Chi nhánh phục vụ đầu tƣ cho vay phát triển KTXH nói chung, cho vayDNXL trên địa bàn tỉnh nói riêng.
- Tích cực ủng hộ, hỗ trợ về thông tin, đặc biệt là thông tin tín dụng để toàn hệ thống hoàn thiện quy trình cho vay, thực hiện tốt công tác thẩm định, phân tích doanh nghiệp, nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng.
- Khai thác các nguồn thông tin tín dụng ƣu đãi, ủy thác từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức khác, phân bổ hợp lý để tăng thêm nguồn vốn cho chi nhánh, tạo điều kiện mở rộng cho vay DNXL.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo về cho vay các DNXL.
- Nghiên cứu và đƣa ra sản phẩm tín dụng đặc thù cho vay DNXL. - Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy trình cho vay các DNXL để có những chỉ đạo kịp thời.
Trong chƣơng này, Luận văn trình bày định hƣớng phát triển kinh tế xã hội nói chung, các doanh nghiệp xây lắp nói riêng tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013 và định hƣớng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Thái Nguyên, trong đó chú trọng hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp với việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ, mô hình tổ chức mạng lƣới trong thời gian tới. Qua đó, trình bày các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp xây lắp có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng để đầu tƣ mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh ổn định và bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Chất lƣợng hoạt động tín dụng nói chung và chất lƣợng hoạt động cho vay đối với DNXL là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn chú trọng. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam với vai trò ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tƣ và phát triển thì việc nâng cao chất lƣợng cho vay đối với DNXL là vấn đề tất yếu và cần thiết của Ngân hàng. Trong những năm qua, chất lƣợng tín dụng đối với DNXL vẫn còn nhiều vƣớng mắt, tồn tại.
Nhận thức đƣợc những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng cho vay đối với DNXL của Ngân hàng thƣơng mại.
Thứ hai, phân tích thực trạng chất lƣợng cho vay đối với DNXL tại BIDV. Chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiến nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay đối với DNXL tại BIDV đồng thời đƣa ra những kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc và Ban lãnh đạo BIDV để tạo điều kiện thuận lời hơn cho Ngân hàng trong quá trình thẩm định tài chính dự án vay vốn SXKD XNK.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc dù nâng cao chất lƣợng cho vay đối với DNXL không phải là vấn đề mới nhƣng là vấn đề phức tạp, trong khuôn khổ của một khóa luận thạc sĩ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những ngƣời quan tâm góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tƣơng lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Ngọc Ba(2004),“Khách hàng và chiến lược khách hàng trong họa
động kinh doanh của ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng số
10/2004, Hà Nội.
2. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2005) “Sổ tay tín dụng”, Hà Nội.
3. Nguyễn Quốc Duy(2005),“Giáo trình các phương pháp thống kê ứng
dụng trong kinh doanh”, Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004),“Giáo trình Marketing ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
5. Nguyễn Thị Mùi (2005),“Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013),“Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
ngày 21/01/2013”, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010),“Thông tư số 13/2010/TT-NHNN
ngày 20/05/2010”, Hà Nội.
8. Ngân hàng nhà nƣớc(2001),“Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về
việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi”, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (2012), “Báo cáo thường niên của chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư
và phát triển Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013”,“Kế hoạch định hướng kinh doanh giai đoạn 2013-2015”, Thái Nguyên.
10. Lê Văn Tề(2007),“Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12. Vũ Văn Hóa, Lê Xuân Nghĩa(2005),“Một số vấn đề cơ bản về tài
chính - Tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006- 2010”, Bộ Khoa học và
Công nghệ. Hà Nội.
13. Peters.Rose (2005),“Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Các báo điện tử và trang mạng: http://www.bidv.com.vn
http://www.vneconomy.com.vn http://www.thainguyen.gov.vn....