* Tuyển dụng
Trước ngày 01/01/1995, Ủy ban công vụ chịu trách nhiệm tuyển dụng công chức nhóm I, II và III, thư ký thường trực ở các bộ được ủy quyền tuyển dụng công chức nhóm IV.
Từ ngày 01/01/1995 trở đi, việc tuyển dụng được giao cho các ban nhân sự thực hiện, trừ các công chức ngạch Superscale D trở lên. Các thư ký thường trực và các cán bộ quản lý ngành dọc chịu trách nhiệm chính trong việc tuyển dụng công chức mới vào bộ hoặc cơ quan mình.
Nguyên tắc tuyển dụng là phải mở các cuộc thi và phải đảm bảo sự công bằng, vô tư trong việc lựa chọn thí sinh trúng tuyển.
* Phân loại công chức:
Tại Singapore, loại công chức được chia thành bốn nhóm chính: Nhóm I và superscale A-H; Nhóm II, Nhóm III và Nhóm IV, trong đó:
Công chức nhóm I: Là những người ở ngạch chuyên môn cao, ngạch hành chính cao cấp và ngạch quản lý. Điều kiện thi tuyển vào ngạch này là phái có bằng
Honours trở lên (nghĩa là tốt nghiệp đại học ba năm, ở lại học thêm một năm nữa để lấy bằng đó).
Công chức nhóm II: thường là những người ở ngạch giám sát hoặc quản đốc, điều kiện tuyển vào nhóm này là bằng “A” hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng.
Công chức nhóm III: Là những người làm chuyên môn nghiệp vụ có đào tạo chuyên nghiệp.
Công chức nhóm IV: là những người làm công việc đơn giản hoặc lao động chân tay. Điều kiện tuyển dụng là tốt nghiệp phổ thông trung học.
Riêng nhóm Superscale dành cho thư ký thường trực và phó thư ký thường trực.
- Thư ký thường trực gồm các bậc: Công chức cao cấp bậc V, IV, III, II, I đến Superscale A, B, C (bậc V là cao nhất và Superscale C là thấp nhất trong ngạch này).
- Phó thư ký thường trực gồm các bậc: Superscale D1, D, E1, E, F, G, H (D1 là cao nhất và H là thấp nhất).
* Lương công chức:
Hệ thống lương của công chức được xây dựng theo ngạch/ nhóm công chức: lương được chia thành 5 ngạch/ nhóm và nhiều bậc: ngạch/ nhóm Superscale; ngạch/ nhóm I; Ngạch/ nhóm II; III; và IV.
Cứ hai năm một lần, hội đồng lương quốc gia đề xuất với Chính phủ một kế hoạch điều chỉnh, bổ sung lương cho công chức sau khi đã khảo sát về mức sống và thu nhập của khu vực tư nhân. Thông thường, hệ thống lương được sửa đổi năm năm một lần. Hàng năm, công chức được nhận một khoản lương bổ sung.
Công chức sẽ được nâng lương hàng năm nếu người đó làm việc có hiệu quả và thái độ làm việc nghiêm túc. Tuy nhiên, đến một chừng mực nào đó thì người đó phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, ví dụ như phải tham gia dự kỳ thi, thường là phỏng vấn thì mới được lên bậc cao hơn. Công chức cũng có quyền thi nâng ngạch, khi được lên một ngạch mới mà mức lương hiện tại của người công chức đó thấp hơn mức lương tối thiểu của ngạch mới thì đương nhiên anh ta được hưởng mức lương tối thiểu của ngạch mới đó. Điều kiện để thi nâng ngạch là: thực hiện tốt
công việc được giao; phải có tiềm năng phát triển; có kinh nghiệm và kiến thức tốt; phải có chỗ trống ở ngạch mới.
* Đào tạo và phát triển công chức:
Chính phủ Singapore đã đặc biệt quan tâm đến chương trình đào tạo và phát triển công chức. Chương trình đào tạo công chức không ngừng được cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng được tình hình thay đổi và phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế - xã hội. Chương trình đào tạo và phát triển công chức của Singapore tập trung vào 5 phần: giới thiệu, cơ bản, nâng cao, mở rộng, đào tạo thường xuyên và liên tục.
* Bổ nhiệm: chủ yếu dựa vào chất lượng làm việc của người công chức và dựa vào các yếu tố như sau:
- Tiềm năng của người công chức.
- Sự hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm của người công chức. - Chỗ trống ở vị trí cao hơn.
Các công chức có năng lực thì có thể được lên chức nhanh hơn, tuy nhiên không chỉ dựa vào năng lực để đề bạt. Bên cạnh năng lực còn phải căn cứ vào hiệu quả và chất lượng công việc, tinh thần, thái độ và trách nhiệm với công việc của mình. Do vậy, trước khi đề bạt cần có thông tin về người công chức đó.
* Kỷ luật: thực hiện rất nghiêm túc và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm công bằng, trong sạch, liêm khiết và năng lực chuyên môn cao của nền công vụ. Singapore áp dụng 3 nguyên tắc: điều tra đúng đắn và chính xác; đảm bảo tính pháp lý; xử phạt nghiêm minh trong việc kỷ luật và xử phạt.
Những công chức thoái hóa, biến chất và vi phạm kỷ luật sẽ bị xử phạt theo các khoản cụ thể trong điều lệ và kỷ luật lao động như: khiển trách, phạt tiền, cắt tiền lương, hạ lương, cắt thưởng và hạ lương, giáng chức, sa thải, cho nghỉ hưu nhưng không giảm mức lương hưu...
* Hưu trí: tuổi về hưu của công chức Singapor được quy định như sau: Nam công chức: 60 tuổi (áp dụng từ ngày 01/7/1956)
Nữ công chức: 55 tuổi (áp dụng từ ngày 01/3/1962)
mức lương của người đó trước khi về hưu. Ngoài tiền lương hưu ra, còn được hưởng những khoản trợ cấp xã hội khác như: y tế, sức khỏe, các khoản vay để mua nhà…