Xuất phát từ yêu cầu phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý ngành chứng khoán Việt Nam (Trang 36)

trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế.

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển trong những thập kỷ qua là rất non trẻ so với sự phát triển thị trường chứng khoán thế giới. Nhiều công cụ tài chính của thị trường thế giới cũng phát triển lâu đời với những hoạt động nghiệp vụ hết sức phức tạp đòi hỏi nguồn nhân lực phải có chuyên môn cao trong quá trình tác nghiệp và vận hành. Do vậy, trong những năm tới việc phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý và tác nghiệp đối với UBCKNN và thị trường có đủ kiến thức quản trị đối với các sản phẩm mới và công nghệ mới vào thị trường chứng khoán Việt Nam là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó việc bùng nổ và phát triển nhanh của các công nghệ mới trong đó là công nghệ thông tin cũng sẽ tạo ra các sản phẩm mới cũng như các yêu cầu mới đối với thị trường chứng khoán nói chung và người làm công tác quản lý nói riêng. Việc thị trường trong nước không ngừng mở rộng đòi hỏi tăng cường mở rộng quản lý và sự giám sát điều chỉnh thị trường phải nhanh nhạy hơn, do vậy cần phải tăng cường phát triển về mặt tổ chức cũng như nhân sự đáp ứng nhiệm vụ quan trọng này. Trong tương lai có thể cần phải hình thành các đơn vị mới nhằm quản lý các lĩnh vực mới hình thành như: Quản lý sau phát hành, Quản lý thị trường phái sinh, Tổng kiểm

soát, Thống kê và thông tin lưu trữ …Hơn nữa sự chuyển đổi các Sở giao dịch và các Trung tâm (Trung tâm lưu ký chứng khoán và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo chứng khoán…) sang các mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoặc cổ phần cũng cần phải có sự tăng cường quản lý hơn nữa đòi hỏi đội ngũ công chức có năng lực trình độ cao hơn và nhiều hơn về mặt lượng và chất.

Thị trường cũng đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia cao cấp trong các lĩnh vực chứng khoán nhằm kịp thời có những nghiên cứu và quyết sách cho cả hệ thống vận hành trơn tru trong quá trình phát triển. Cấp bách hiện nay là phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ kế cận cho các thế hệ về hưu trong những năm tới và nghiên cứu ban hành các chính sách để sử dụng hàm lượng chất xám cao của đội ngũ cán bộ hiện nay và sau khi về hưu tiếp tục đóng góp cho hoạt động của thị trường.

Về đào tạo và bồi dưỡng cần chú trọng bồi dưỡng dần các lớp kế cận nhằm lấp đầy và phát huy được thành quả của thế hệ trước là hết sức cấp thiết. Đội ngũ này phải nhanh chóng hội tụ đủ các điều kiện để nắm bắt được công việc, đảm đương gánh vác được sứ mệnh mà lớp trước đề ra. Do vậy, cần lựa chọn, khẩn trương bồi dưỡng và giao việc cụ thể nhằm từng bước chuyển giao và thay thế từ thế hệ trước cho lớp trẻ này. Cần mạnh dạn phát hiện và sử dụng nhân tài từ nhiều lĩnh vực chuyển sang và sử dụng họ có hiệu quả, đây là một vấn đề cần nhận thức và hành động ngay.

Việc mời các chuyên gia nước ngoài vào UBCKNN làm việc hoặc giảng dạy cũng như cử các chuyên gia UBCKNN ra nước ngoài học tập làm việc và trao đổi kinh nghiệm cũng cần phải triển khai nhằm đem lại hiệu quả cao hơn nữa.

Nhìn chung, trong tương lai tới đây UBCKNN phải gấp rút xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ chuyên gia cao cấp nói riêng đáp ứng các điều kiện như đã phân tích trên đây để đáp ứng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn và cả chặng đường tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý ngành chứng khoán Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w