Những nội dung cơ bản về Lãnh đạo

Một phần của tài liệu Quản trị học đại học thương mại (Trang 83)

a. Khái niệm:

Lãnhđạo là cách cư xử cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của một nhóm để đạt tới mục tiêu chung. (Hemphill & Coons)

Lãnhđạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác. (Katz & Kahn).

Lãnhđạo là quá trìnhảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu. (Rauch & Behling)

Lãnh đạo là quá trình gâyảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một

nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định.

b. Phương thức gây ảnh hưởng đến người khác:

Bằng quyền lực, bằng những tác động ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác, bằng uy tín, bằng sự thuyết phục, bằng sự gương mẫu, bằng sự động viên, bằng thủ đoạn…. Trong các phương thức trên thì quyền lực là một trong những phương thức cơ bản nhất.

- Quyền lực là quyền kiểm soát mà một người có và có thể sử dụng đối với người khác. Thực chất quyền lực là khả năng của một người hoặc một nhóm người trong việc ảnh hưởng đến hành vi của người khác.

- Quyền lực thể hiện ở 2 khía cạch là quyền lực gắn liền với vị trí và quyền lực cá nhân do trìnhđộ chuyên môn, khả năng dẫn đạo…

2. Nội dung Lãnhđạo.

a. Hiểu rõ con người trong hệ thống.

Đây là nội dung đầu tiên hết sức quan trọng mà người lãnhđạo phải nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chọn đúng các phương pháp lãnhđạo. Hiểu rõ con người đã là một điều khó, những đáp ứng hợp lý các đòi hỏi của con người lại càng khó khăn hơn. Điều này trước hết là do tính đa dạng về các nhu cầu của con người, thứ hai là khả năng c ó hạn của người lãnhđạo, thứ ba là việc đáp ứng các nhu cầu của từng người lại bị ràng buộc bởi các chi phối của nhu cầu chung của hệ thống và của các hệ thống bên ngoài có liên quan, thứ tư, các con người trong hệ thống lại bị phân tách theo những nhóm có tính độc lập tương đối trong hệ thống, chính sự tác động trong nhóm cũng làm cho nhu cầu và động cơ của mỗi người bị tác động nhất định, rất khó lường hết để xử lý có hiệu quả.

b. Đưa ra các quyết định lãnhđạo thích hợp.

Sản phẩm của người lãnh đạo su y đến cùng là các quyết định. Như đã xét ở chương trước, quyết định là hành vi sáng tạo của người lãnh đạo nhằm định ra chương trình, tính chất hoạt động của các bộ phận và cá nhân trong hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu đãđịnh.

c. Xây dựng nhóm làm việc.

Đây cũng là nội dung quan trọng của hoạt động lãnhđạo hệ thống. Trong điều kiện hoạt động với quy mô đông người, việc phân cấp và phân công quản trị là một tất yếu khách quan, đây là nguyên nhân chuyên môn hóa trong quản trị. Trong mỗi hệ thống thông thường đều được phân chia thành những phân hệ và nhóm nhỏ, mỗi phân hệ và nhóm này bao gồm một số người hoạt động theo cùng một nhóm chức năng nghiệp vụ. Mỗi nhóm, mỗi phân hệ này nếu không được tổ chức tốt và không được hình thành mối dây liên hệ chặt chẽ với các nhóm và phân hệ khác, thì khó có thể đem lại kết quả hoạt động chung tốt đẹp cho cả hệ thống. Để có các nhóm, các phân hệ tốt là trách nhiệm không nhỏ của người lãnhđạo.

d. Dự kiến các tình huống và tìm cáchứng xử tốt.

Quá trình lãnhđạo hệ thống hoạt động là quá trình, viễn cảnh trong tương lai (gần và xa), mà tương lai thì người lãnhđạo khó có thể tự khẳng định được, vì nó còn tùy thuộc vào diễn biến diễn ra trong nội bộ hệ thống cũng như môi trường đầy biến động ở bên ngoài. Cho nên điều có thể thực hiện là người lãnhđạo phải tỉnh táo vạch ra mọi tình huống có thể xảy ra, đối chiếu với mục đích, mục tiêu mong muốn, căn cứ vào thực tế khả năng, cơ hội và nguồn lực có thể có được để đối phó với mọi tình huống.

e. Giao tiếp và Đàm phán.

Đâycũng là nội dung quan trọng của người lãnhđạo khi thực hiện chức năng lãnhđạo. Quá trình lãnhđạo là quá trình tiếp xúc và làm việc với con người thông qua hoạt động giao tiếp và đàm phán, cho nên người lãnhđạo không thực hiện tốt nội dung này thì khó c ó thể đưa hệ thống giành lấy các mục tiêu mong muốn.

3. Kỹ năng Lãnhđạo.

Để thực hiện chức năng lãnhđạo trong quản trị, người lãnhđạo cần hiểu biết và sử dụng có hiệu quả các kỹ năng lãnh đạo của mình. Kỹ năng lãnh đạo chính là năng lực vận dụng có hiệu quả các tri thức về phương thức điều khiển con người trong quá trình vận hành hệ thống để thực hiện các mục đích và mục tiêu quản trị đề ra.

Kỹ năng điều hành trực tiếp là kỹ năng làm việc với con người trong nội bộ hệ thống và các cá nhân, tổ chức bên ngoài và môi trường có liên quan đến sự hoạt động của hệ thống.

Kỹ năng giao quyền (delegation) là kỹ năng người lãnhđạo cho phép cán bộ cấp dưới có quyền chịu trách nhiệm và ra các quyết định về những vấn đề thuộc quyền hạn được phép, nhưng người lãnhđạo vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng. Đây là kỹ năng chuyển từ việc ra lệnh và hướng dẫn sang tạo điều kiện và trao quyền.

Kỹ năng xây dựng hệ thống, đó là kỹ năng hình thành quy chế tổ chức của hệ thống và môi trường văn hóa hợp lý trong hệ thống thông qua các quy tắc ứng xử quản trị khoa học, công khai vàổn định trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản trị học đại học thương mại (Trang 83)