Hệ thống kế hoạch của Tổ chức

Một phần của tài liệu Quản trị học đại học thương mại (Trang 47)

Các kế hoạch của một tổ chức có thể được phân lo ại theo một số tiêu thức khác nhau. Trong phần này sẽ đề cập đến sự phân loại theo các tiêu thức cơ bản nhất.

1. Theo cấp kế hoạch.

Các tổ chức được quản trị bằng hai cấp kế hoạch tiêu biểu là kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp. Các kế hoạch chiến lược do những nhà quản trị cấp cao của tổ chức quyết định nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức. Các kế hoạch tác nghiệp bao gồm những chi tiết cụ thể hoá của các kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hằng ngày như là kế hoạch nhân công, kế hoạch tiến độ, kế hoạch nguyên vật liệu và tồn kho… Mục đích đặt ra đối với kế hoạch tác nghiệp là bảo đảm mọi người trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ trách nhiệm của họ liên quan như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu đó và tiến hành các hoạt động ra sao để đạt được những kết quả dự kiến. Các kế hoạch chiến lược liên quan đến mối quan hệ giữa con người của tổ chức với các con người của những tổ chức khác. Các kế ho ạch tác nghiệp lại chỉ liên quan đến con người của chính tổ chức đó mà thôi.

Giữa 2 loại kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp, sự khác biệt chủ yếu trên 3 mặt: Thời gian: kế hoạch chiến lược thường cho khoản thời gian từ 2, 3 năm trở lên, trong một số trường hợp có thể tới 10 năm. Trong khi đó, kế hoạch tác nghiệp thường chỉ cho một năm trở xuống.

Phạm vi hoạt động: kế hoạch chiến lược tác động tới các mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức. Kế hoạch tác nghiệp chỉ có phạm vi hạn hẹp ở trong một mảng hoạt động nào đó.

Mức độ cụ thể: các mục tiêu chiến lược thường cô đọng và tổng thể (thiên về tính định tính). Trong khi đó, các mục tiêu của kế hoạch tác nghiệp thường cụ thể, chi tiết (thiên về định lượng).

2. Theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp.

Kế hoạch sản xuất Kế hoạch Tài chính Kế hoạch Nhân sự Kế hoạch Marketing

3. Theo thời gian thực hiện.

Kế hoạch dài hạn: là kế hoạch cho thời kỳ 5 năm trở lên. Kế hoạch trung hạn: chothời kỳ 1 năm đến 5 năm. Kế hoạch ngắn hạn: cho thời kỳ dưới 1 năm.

Một phần của tài liệu Quản trị học đại học thương mại (Trang 47)