Phân loại quyết định quản trị

Một phần của tài liệu Quản trị học đại học thương mại (Trang 33)

I. Ra quyết định quản trị

3.Phân loại quyết định quản trị

Các loại quyết định quản trị được phân ra thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân chia.

- Theo thời gian: các quyết định quản trị chia thành quyết định dài hạn, quyết định trung hạn, quyết định ngắn hạn.

- Theo tầm quan trọng: các quyết định quản trị chia thành quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật, quyết định tác nghiệp.

- Theo cấp quyết định: các quyết định quản trị chia thành quyết định cấp cao, quyết định cấp trung gian, quyết định cấp thấp.

- Theo lĩnh vực hoạt động của Tổ chức: các quyết định quản trị chia thành quyết định quản trị nhân lực, quyết định quản trị tài chính, quyết định quản trị công nghệ….

Tuy vậy, thường chúng ta nên nhận biết chúng qua việc lựa chọn các phương án có sẵn hay xây dựng các phương án khác hẳn với thông lệ. Hay nói cách khác là các quyết định đãđược chương trình hoá và quyết định chưa được chương trình hoá.

Quyết định đãđược chương trình hoá nhằm giải quyết những tình huống thường xuyên, lặp đi, lặp lại. Đây là loại quyết định thườ ng được sử dụng để giải quyết những tình huống cụ thể, thường xuyên xảy ra, các nhà quản trị dựa trên các chính sách, thủ tục được xây dựng sẵn làm cơ sở hình thành các cách thức giải quyết.

Khi một vấn đề chứa đựng những yếu tố mà ban lãnhđạo chưa hề gặp phải hay một vấn đề phức tạp và vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi một cách làm khác hẳn với tiền lệ và có thể là duy nhất. Những quyết định chưa được chương trình hoá là những giải pháp của những vấn đề mới và không có sẵn cấu trúc.

Loại quyết định Vấn đề Cơ sở giải quyết Ví dụ

Đã được chương trình hoá Lặp lại, thường lệ Quy tắc, các thủ tục và các chính sách

Doanh nghiệp quyết định khen thưởng, kỷ luật

Chưa được chương trình hoá

Mới, phức tạp

Giải quyết sáng tạo Doanh nghiệp quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu mới Nhận biết những đặc tính của các quyết định đã được chương trình hoá và chưa được chương trình hoá có ý nghĩa rất quan trọng. Vì lẽ, các quyết định trên liên quan đến việc bảo đảm khả năng ổn định và đổi mới của mỗi tổ chức. Và thông thường, các quyết định đãđược chương trình hoá lại rất phổ biến cho các nhà quản trị cấp thấp. Còn ngược lại, các nhà quản trị cấp cao lại đầu tư sức lực của mình trong việc xây dựng các quyết định chưa được chương trình hoá.

Một phần của tài liệu Quản trị học đại học thương mại (Trang 33)