Ghép kín nắp bao bì

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất quả ngâm nước đường đóng hộp (Trang 75)

4.1. Mục đích của ghép kín nắp bao bì

Nhằm làm cho sản phẩm cách ly hoàn toàn với môi trường không khí và vi sinh vật bên ngoài, có tác dụng rất quan trọng đến thời gian bảo quản và chất lượng của sản phẩm. Nắp hộp phải được ghép thật kín và thật chắc đảm bảo khi thanh trùng không được bật nắp hay hở mối ghép.

4.2. Thực hiện ghép kín nắp bao bì

Sản phẩm có thể được đựng trong bao bì kim loại, bao bì thủy tinh hay bao bì nhiều lớp nên quá trình ghép nắp cũng có nhiều kiểu khác nhau. Đối với bao bì thủy tinh thì thường quá trình ghép sử dụng mối ghép đơn (ở mối ghép chỉ có nắp kim loại là cuộn lại), bao bì kim loại thì có thể sử dụng mối ghép kép (ở chỗ mí hộp thì cả thân và nắp đều cuộn lại), còn bao bì nhiều lớp thì sử dụng mối ghép bằng keo dán và hàn bằng nhiệt.

Quá trình ghép kín có thể được thực hiện bằng tay hay bằng máy tùy theo cơ sở sản xuất có quy mô lớn hay nhỏ.

* Ghép nắp đối bằng tay với hộp thủy tinh (hình 3.6.17):

- Đặt nắp vào miệng lọ; - Một tay giữ chặt thân hộp;

- Một tay vặn nắp theo chiều kim đồng hồ ¼ vòng tròn cho đến khi chặt.

Hình 3.6.17. Ghép nắp lọ thủy tinh bằng tay

* Ghép nắp bằng máy bán tự động đối với hộp kim loại (Hình 3.6.18):

- Đặt nắp vào miệng hộp; - Đặt hộp vào bàn đỡ hộp;

- Đạp bàn đạp để nâng hộp vào vị trí các con lăn cuộn mí hộp lại. Bàn đỡ hộp tự hạ xuống khi ghép nắp xong;

- Lấy hộp ra. Quan sát mí ghép trước khi chuyển đi thanh trùng.

Hình 3.6.18. Ghép nắp hộp kim loại bằng máy

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất quả ngâm nước đường đóng hộp (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)