Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hoành Bồ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 74)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2.Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hoành Bồ

Với thế và lực của huyện Hoành Bồ, việc chỉ dựa vào nội lực và bó hẹp tọa độ phát triển trong phạm vi huyện sẽ khó tạo ra bước đột phá lớn. Căn cứ vào chiến lược và định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh đó là: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên sang phát triển bền vững, từ chiều rộng sang chiều sâu đó phát triển dựa vào tri thức, khoa học công nghệ, du lịch, văn hóa truyền thống và con người. Với những lợi thế là trung tâm di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới, Hạ Long được định hướng là trung tâm phát triển về kinh tế, hành chính, văn hóa,... của tỉnh Quảng Ninh.

Với lợi thế nằm sát thành phố Hạ Long và các đô thị khác như Cẩm Phả, Uông Bí, Huyện Hoành Bồ cần phát huy nội lực nhằm kết nối với các đô thị này (đặc biệt là Hạ Long) để thúc đẩy phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và kinh tế xanh, bên cạnh việc phát huy những lợi thế trong phát triển của huyện Hoành Bồ, lãnh đạo và cán bộ huyện cần định hướng phát triển ngành nghề tham gia được vào một trong số những công đoạn phát triển của các đô thị nói riêng và Quảng Ninh nói chung.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030:

- Phát triển công nghiệp trong thời kỳ tiếp theo cần đặc biệt quan tâm đến mối liên kết giữa Hoành Bồ với các đơn vị lân cận, chú ý đến sự hợp tác về phân bố sản xuất theo lãnh thổ để tận dụng những ưu thế của từng địa phương.

- Xây dựng ngành dịch vụ mạnh, liên kết chặt chẽ với ngành dịch vụ thành phố Hạ long, là nơi cung cấp các sản phẩm dịch vụ có ưu thế hơn so với phát triển tại Hạ Long. Dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, dân tộc,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Là huyện tiếp giáp thành phố Hạ long, đòi hỏi trong thời gian tới huyện cần đặt vấn đề phát triển bền vững lên hàng đầu để tránh thu hút nhiều ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao, đồng thời cân nhắc trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Chú trọng phát triển và ưu tiên thu hút những doanh nghiệp sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm tạo ra sự kết nối giữa những sản phẩm đặc sản và có ưu thế của Hoành Bồ với các đô thị xung quanh (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí) cũng như với các tỉnh thành xung quanh.

4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Quan điểm

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất để quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả mọi công việc của đất nước. Bởi vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý nhà nước có đạt được hiệu quả hay không đều tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ này đa số đều trưởng thành từ thực tiễn sản xuất và công tác, gắn bó với thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân ở địa phương. Hơn ai hết, đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện là người am hiểu đặc điểm tình hình địa phương, thấu hiểu cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Họ có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với quần chúng nhân dân. Hiệu quả công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng tích cực của quần chúng và của người lãnh đạo.

Ý thức được vai trò của cán bộ công chức trong việc quản lý và phát triển của địa phương, huyện Hoành Bồ đã không ngừng tập trung các nguồn lực, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện. Trong đó chú trọng phát triển đồng đều và đầy đủ các kiến thức từ chuyên môn đến lý luận chính trị. Đây được xem là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong những trọng tâm của công tác phát triển nhân lực cán bộ trong toàn huyện Hoành Bồ.

Cùng với việc định hướng công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thông qua việc học tập, đào tạo chuyên sâu, huyện Hoành Bồ còn chỉ đạo thực hiện các chính sách về xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thuận lợi. Ban hành các quy định về chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện. Đây được xem là những ưu tiên rất lớn của huyện đối với cán bộ, công chức, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhiệt tình, trách nhiệm và làm việc hiệu quả.

Như vậy, để có thể xây dựng hoàn chỉnh được đội ngũ cán bộ công chức huyện Hoành Bồ theo hướng công chức nhà nước như trong Luật Cán bộ công chức năm 2008 cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và những tình huống thường gặp trong công tác cán bộ.

4.2.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện Hoành Bồ huyện Hoành Bồ

Hiện thực hóa quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn huyện Hoành Bồ, lãnh đạo huyện đã đề ra các định hướng cụ thể cho từng vấn đề.

Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.

Công tác phát triển nhân sự phải bao gồm công tác phát triển về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng. Thể hiện được sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng. Thể hiện rõ nét vai trò của Cấp ủy trong quá trình lựa chọn cán bộ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quá trình nâng cao chất lượng cán bộ công chức phải theo kịp được sự phát triển không ngừng của thực tiễn công tác điều hành, quản lý nhà nước tại địa phương. Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các vấn đề mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cơ cấu tổ chức, hoạt động chính quyền cũng cần có những sự đổi mới, từ đó mới theo kịp những biến đổi không ngừng của thực tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Hoành Bồ phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm.

Công tác nâng cao đội ngũ cán bộ phải có sự đồng bộ, đồng thời tiến hành nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng con người. Tuy nhiên cần chú trọng công tác nào có thể triển khai trước, công tác nào sẽ có được hiệu quả tốt hơn, để lựa chọn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất.

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần thể hiện sự thiết thực, phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của cán bộ và tiền của của Nhà nước. Các lớp đào tạo cần tập trung các cán bộ theo đúng ngành, lĩnh vực công tác trong toàn huyện. Tổ chức học tập tập trung tại trung tâm huyện, để mọi cán bộ đều có khả năng thu xếp phương tiện và đi lại học tập có hiệu quả. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của huyện Hoành Bồ dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với đặc điểm của huyện.

Cơ chế chính sách ưu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với cán bộ công chức tại huyện phải được xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phù hợp để cán bộ công chức yên tâm công tác. Các chính sách phải phù hợp với điều kiện địa lý, khu vực, điều kiện nguồn vốn ngân sách của huyện.

4.2.3. Mục tiêu

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao và phong cách làm việc khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo để có nguồn cán bộ, trong mỗi nhiệm kỳ, phấn đấu đến năm 2016 100% các cấp ủy Đảng xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa vào quy hoạch tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý là nữ đạt từ 35% trở lên. Nâng tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi trẻ và có trình độ cao.

Đội ngũ cán bộ, công chức phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020: 95% cán bộ được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; 98% công chức được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên) theo đúng chuyên ngành; trong đó có trên 80% được đào tạo chuyên môn cao đẳng, đại học và cao học. 90% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 80% công chức được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị trở lên. 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó 80% cán bộ, công chức có kiến thức quản lý nhà nước tương đương ngạch chuyên viên.

Bổ sung, sửa đổi, xây dựng cụ thể hóa các quy định, tiêu chuẩn về bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ nhằm lựa chọn được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những người có đủ đức, đủ tài. Đặc biệt thu hút được số sinh viên mới tốt nghiệp đại học loại giỏi mới ra trường.

Đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức. Đảm bảo đánh giá cán bộ, công chức phải công khai, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ.

Căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, chức vụ cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình xu thế hội nhập, mở cửa. Để giúp cho người cán bộ, công chức có đủ bản lĩnh chính trị và kiến thức nghề nghiệp phục vụ cho đất nước, sau đây tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới như sau:

4.3.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức huyện lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Hoành Bồ

Từ nay đến năm 2020, bên cạnh những tác động tích cực luôn tồn tại các yếu tố tiêu cực của xã hội, tác động của cơ chế thị trường, đặc biệt tác động của âm mưu “diễn biến hòa bình”, "tự chuyển hoá" và "tự diễn biến" của các thế lực thù địch làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Do vậy, để đội ngũ cán bộ chủ chốt có nhận thức chính trị đúng đắn, hiểu rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, không bị tác động, chi phối bởi cơ chế thị trường, âm mưu của các thế lực thù định, thì Huyện uỷ Hoành Bồ phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt;

Thường xuyên quan tâm, thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ chủ chốt; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, quyết tâm phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không hoang mang dao động về chính trị tư tưởng, có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có bản lĩnh chính trị, nhạy bén, luôn nêu cao cảnh giác, có thái độ đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, phân biệt rõ đối tượng, đối tác; không vì thấy lợi trước mắt, cục bộ địa phương mà quên đi lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp, lợi ích của nhân dân; xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ sẽ góp phần tạo nên sức mạnh của uy tín, sự thống nhất ý chí, hành động của tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên bảo đảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và nhân dân, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng đạo đức cách mạng là cái gốc của người cán bộ; do đó, nhiệm vụ hàng đầu trong công tác cán bộ là việc củng cố và phát triển đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ cần phấn đấu, tu dưỡng theo đạo đức mới, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, có lối sống giản dị trong sạch, không xa hoa, lãng phí, quan liêu; để có được những phẩm chất này, người cán bộ phải được tu dưỡng thường xuyên, bền bỉ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh; đạo đức cách mạng của người cán bộ, là phải gắn liền với hành động cụ thể, phải đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng, với tham nhũng và các tệ nạn xã hội làm tổn hại đến thanh danh và uy tín của tổ chức đảng và uy tín của mỗi cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt phải tự giáo dục, tự rèn luyện, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị để phát triển, hoàn thiện nhân cách, nâng cao uy tín của người cán bộ; để tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả, đòi hỏi trước hết mỗi cán bộ chủ chốt phải nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, phải nhận rõ đúng sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, bài trừ bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, phải thực sự là người đầy tớ, là công bộc của nhân dân; cán bộ dù ở cương vị nào cũng phải tự khắc phục khuyết điểm, yếu kém, tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách của người cán bộ.

Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, uy tín của đội ngũ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 74)