Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 70)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3Nguyên nhân

Thứ nhất: Hoành Bồ là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, việc phát triển kinh tế còn hạn chế nhất định nên việc thu hút con em của huyện nhà cũng như các địa phương khác có trình độ năng lực học vấn về địa phương công tác còn gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai: Về chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công chức còn nhiều bất cập nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người muốn đăng ký dự tuyển công chức, đồng thời chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức đang làm việc mặc dù đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa thỏa đáng để họ yên tâm công tác. Chế độ tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác của nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập.

Thứ ba: Hệ thống văn bản pháp luật hiện nay quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, các cấp hành chính từ trung ương đến đến cơ sở mặc dù có quy định trách nhiệm của tổ chức cá nhân thực hiện, nhưng không quy định mức độ, hình thức xử lý thế nào trong trường hợp tổ chức hay cá nhân được giao trách nhiệm thực hiện đó gây hậu quả sai trái. Như vậy chính sự quy định trách nhiệm về mặt pháp lý chỉ là trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện chứ chưa quy định xử lý trách nhiệm về hậu quả gây ra,dễ tạo ra sức ỳ, hiệu quả công việc chưa cao, việc chấp hành nội quy, quy chế cơ quan đơn vị công tác đối với một số cán bộ, công chức chưa nghiêm túc.

Thứ tư: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức nhất là đội ngũ cán bộ trẻ cũng còn bất cập về nội dung và hình thức đào tạo. Ví dụ: Năm 2012 UBND tỉnh phối hợp với trường đại học nông nghiệp Hà Nội tổ chức 01 lớp đại học vừa làm vừa học chuyên ngành: Nông học cho cán bộ cấp huyện của tỉnh tại Trường đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Ninh. Tiếp đến năm 2013 UBND huyện tiếp tục phối hợp với trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên mở 01 lớp đại học vừa làm vừa học tại huyện về chuyên ngành: Trồng trọt, dẫn đến tình trạng thừa cán bộ công chức có bằng cấp nhưng thiếu cán bộ có chuyên môn. Hệ quả của việc đào tạo trên chỉ phù hợp với một số chức danh lãnh đạo của huyện, còn đối với các chức danh chuyên môn không được xếp lương theo bằng cấp do không phù hợp với vị trí nhiệm vụ công tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Bối cảnh phát triển của tỉnh Quảng Ninh và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ

4.1.1. Bối cảnh phát triển của tỉnh

chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ tăng trưởng dựa vào tài nguyên sang tăng trưởng xanh; từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu; thực hiện tái cấu trúc lại nền kinh tế tỉnh một cách hài hòa trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng bền vững, trong đó tập trung vào các giải pháp phát triển xanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển du lịch đẳng cấp quốc tế; đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, thu hút các doanh nghiệp “sạch”,...

Tái cơ cấu dựa trên sự thay đổi ba trụ cột phát triển cơ bản của Quảng Ninh bao gồm:

(1) Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, đột phá là du lịch, hướng đến công nghiệp văn hóa, giải trí và thương mại quốc tế (tài chính-ngân hàng; cửa khẩu, hàng không và cảng biển)

(2) Phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường (công nghiệp xanh)

(3) Phát triển nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển (nông nghiệp xanh). Trọng tâm phát triển là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, gắn với nuôi trồng chế biến các sản phẩm nông-lâm-thủy sản phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục tiêu của Quảng Ninh là trở thành tỉnh có cơ cấu dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, là một trong những tỉnh đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là trung tâm du lịch quốc tế, là một cực tăng trưởng của đồng bằng sông Hồng.

o Với mục tiêu thay đổi môi hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã đề ra nhiệm vụ và nguyên tắc phát triển đó là:

o Lấy phát triển con người làm mục tiêu trọng tâm

o Phát triển hạ tầng, cải cách hành chính đồng bộ, hiện đại

o Đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật-công nghệ.

o Phát triển văn hóa, xây dựng kinh tế sinh thái, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm.

- - bao gồm Đông Triều, Uông Bí, Qu

, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Móng Cái, Cô Tô, Bình Liêu.

Với địa thế nằm sát ngay cạnh thành phố Hạ Long và điểm đầu cánh phía Tây trong không gian phát triển của Quảng Ninh, huyện Hoành Bồ có nhiều lợi thế phát triển nếu nắm bắt được cơ hội thông qua sự kết nối này. Tuy nhiên, để tham gia và hòa nhập được với sự phát triển “đẳng cấp cao” trong giai đoạn mới, huyện Hoành Bồ cần xác định rõ những thay đổi và điều chỉnh nhằm thích ích với điều kiện mới. Trong đó, yếu tố con người là yếu tố trung tâm cần phải đào tạo và nâng cao trình độ nhằm đáp ứng với tình hình mới cũng như giúp Hoành Bồ đột phá trong phát triển từ này đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ

Với thế và lực của huyện Hoành Bồ, việc chỉ dựa vào nội lực và bó hẹp tọa độ phát triển trong phạm vi huyện sẽ khó tạo ra bước đột phá lớn. Căn cứ vào chiến lược và định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh đó là: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên sang phát triển bền vững, từ chiều rộng sang chiều sâu đó phát triển dựa vào tri thức, khoa học công nghệ, du lịch, văn hóa truyền thống và con người. Với những lợi thế là trung tâm di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới, Hạ Long được định hướng là trung tâm phát triển về kinh tế, hành chính, văn hóa,... của tỉnh Quảng Ninh.

Với lợi thế nằm sát thành phố Hạ Long và các đô thị khác như Cẩm Phả, Uông Bí, Huyện Hoành Bồ cần phát huy nội lực nhằm kết nối với các đô thị này (đặc biệt là Hạ Long) để thúc đẩy phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và kinh tế xanh, bên cạnh việc phát huy những lợi thế trong phát triển của huyện Hoành Bồ, lãnh đạo và cán bộ huyện cần định hướng phát triển ngành nghề tham gia được vào một trong số những công đoạn phát triển của các đô thị nói riêng và Quảng Ninh nói chung.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển công nghiệp trong thời kỳ tiếp theo cần đặc biệt quan tâm đến mối liên kết giữa Hoành Bồ với các đơn vị lân cận, chú ý đến sự hợp tác về phân bố sản xuất theo lãnh thổ để tận dụng những ưu thế của từng địa phương.

- Xây dựng ngành dịch vụ mạnh, liên kết chặt chẽ với ngành dịch vụ thành phố Hạ long, là nơi cung cấp các sản phẩm dịch vụ có ưu thế hơn so với phát triển tại Hạ Long. Dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, dân tộc,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Là huyện tiếp giáp thành phố Hạ long, đòi hỏi trong thời gian tới huyện cần đặt vấn đề phát triển bền vững lên hàng đầu để tránh thu hút nhiều ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao, đồng thời cân nhắc trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Chú trọng phát triển và ưu tiên thu hút những doanh nghiệp sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm tạo ra sự kết nối giữa những sản phẩm đặc sản và có ưu thế của Hoành Bồ với các đô thị xung quanh (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí) cũng như với các tỉnh thành xung quanh.

4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Quan điểm

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất để quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả mọi công việc của đất nước. Bởi vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý nhà nước có đạt được hiệu quả hay không đều tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ này đa số đều trưởng thành từ thực tiễn sản xuất và công tác, gắn bó với thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân ở địa phương. Hơn ai hết, đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện là người am hiểu đặc điểm tình hình địa phương, thấu hiểu cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Họ có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với quần chúng nhân dân. Hiệu quả công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng tích cực của quần chúng và của người lãnh đạo.

Ý thức được vai trò của cán bộ công chức trong việc quản lý và phát triển của địa phương, huyện Hoành Bồ đã không ngừng tập trung các nguồn lực, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện. Trong đó chú trọng phát triển đồng đều và đầy đủ các kiến thức từ chuyên môn đến lý luận chính trị. Đây được xem là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong những trọng tâm của công tác phát triển nhân lực cán bộ trong toàn huyện Hoành Bồ.

Cùng với việc định hướng công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thông qua việc học tập, đào tạo chuyên sâu, huyện Hoành Bồ còn chỉ đạo thực hiện các chính sách về xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thuận lợi. Ban hành các quy định về chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện. Đây được xem là những ưu tiên rất lớn của huyện đối với cán bộ, công chức, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhiệt tình, trách nhiệm và làm việc hiệu quả.

Như vậy, để có thể xây dựng hoàn chỉnh được đội ngũ cán bộ công chức huyện Hoành Bồ theo hướng công chức nhà nước như trong Luật Cán bộ công chức năm 2008 cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và những tình huống thường gặp trong công tác cán bộ.

4.2.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện Hoành Bồ huyện Hoành Bồ

Hiện thực hóa quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn huyện Hoành Bồ, lãnh đạo huyện đã đề ra các định hướng cụ thể cho từng vấn đề.

Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.

Công tác phát triển nhân sự phải bao gồm công tác phát triển về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng. Thể hiện được sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng. Thể hiện rõ nét vai trò của Cấp ủy trong quá trình lựa chọn cán bộ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quá trình nâng cao chất lượng cán bộ công chức phải theo kịp được sự phát triển không ngừng của thực tiễn công tác điều hành, quản lý nhà nước tại địa phương. Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các vấn đề mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cơ cấu tổ chức, hoạt động chính quyền cũng cần có những sự đổi mới, từ đó mới theo kịp những biến đổi không ngừng của thực tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Hoành Bồ phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm.

Công tác nâng cao đội ngũ cán bộ phải có sự đồng bộ, đồng thời tiến hành nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng con người. Tuy nhiên cần chú trọng công tác nào có thể triển khai trước, công tác nào sẽ có được hiệu quả tốt hơn, để lựa chọn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất.

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần thể hiện sự thiết thực, phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của cán bộ và tiền của của Nhà nước. Các lớp đào tạo cần tập trung các cán bộ theo đúng ngành, lĩnh vực công tác trong toàn huyện. Tổ chức học tập tập trung tại trung tâm huyện, để mọi cán bộ đều có khả năng thu xếp phương tiện và đi lại học tập có hiệu quả. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của huyện Hoành Bồ dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với đặc điểm của huyện.

Cơ chế chính sách ưu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với cán bộ công chức tại huyện phải được xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phù hợp để cán bộ công chức yên tâm công tác. Các chính sách phải phù hợp với điều kiện địa lý, khu vực, điều kiện nguồn vốn ngân sách của huyện.

4.2.3. Mục tiêu

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao và phong cách làm việc khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo để có nguồn cán bộ, trong mỗi nhiệm kỳ, phấn đấu đến năm 2016 100% các cấp ủy Đảng xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa vào quy hoạch tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý là nữ đạt từ 35% trở lên. Nâng tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi trẻ và có trình độ cao.

Đội ngũ cán bộ, công chức phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020: 95% cán bộ được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; 98% công chức được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên) theo đúng chuyên ngành; trong đó có trên 80% được đào tạo chuyên môn cao đẳng, đại học và cao học. 90% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 80% công chức được đào tạo từ trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 70)